Hiện nay, cây nhãn, vải đang trở thành cây trồng kinh tế trọng điểm của nước ta. Đây là loại cây trồng lâu năm cho quả hàng năm nên bạn chỉ cần trồng một lần nếu như chăm sóc tốt sẽ cho thu hoạch đều đặn. Cây nhãn, vải đã giúp bao nhiêu hộ dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hoa nhãn, vải bị thối là tình trạng phổ biến khiến cây trồng này không đạt năng suất cao. Vậy những loại bệnh nào gây thối hoa và cách khắc phục chúng như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.
Thông tin liên quan
Các loại bệnh gây thối hoa nhãn, vải
Bệnh phấn trắng gây thối hoa nhãn
- Biểu hiện cụ thể
Đây là bệnh khá phổ biến và thường xuyên gặp phải trên cây vải, cây nhãn. Bệnh do nấm Oidium sp. Gây nên. Khi mắc phải bệnh này, phần hoa nhãn sẽ bị thối cũng có khi là bị xoắn vặn lại dần dần cháy khô. Còn nếu nấm xuất hiện trên quả non thì sẽ khiến quả bị biến dạng thành màu nâu đậm, phần vỏ quả nhãn, vải đóng phấn trắng bên ngoài nhiều nhất là phần cuối quả. Nếu là quả lớn mắc bệnh sẽ bị thối đen không ăn được.
- Cách khắc phục
Vườn cây phải đảm bảo độ thông thoáng nhất, nếu tán lá quá dày thì nên cắt tỉa đảm bảo ánh nắng có thể chiếu vào tất cả cành nhánh của cây, như thế sẽ hạn chế đến mức tối đa tốc độ phát triển của nấm gây bệnh phấn trắng gây thối hoa, quả nhãn, vải.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâu đặc trị đó là Elicitor, hãy nhớ thời điểm phun đạt hiệu quả tốt nhất là trước giai đoạn cây ra hoa.
Bệnh thối bông trên cây nhãn
- Biểu hiện cụ thể
Bệnh này do nấm gây nên, vào thời gian lúc buổi chiều sương mù hoặc những hôm mưa nhiều hay độ ẩm trong không khí cao là lúc nấm tấn công ác liệt nhất.
Khi hoa nhãn, hoa vải bắt đầu nở rộ chính là lúc bệnh này gây hậu quả xấu nhất.
Trên cành hoa ban đầu chỉ xuất hiện những vết nhỏ bằng đầu kim, có màu nâu đen tuy nhiên, nấm sẽ phát triển rất nhanh chóng làm cho hoa bị vàng, khô héo, thối và rụng dần hết.
- Cách khắc phục
Trồng cây thưa, thoáng, đảm bảo ánh sáng vào nhiều nhất, đồng thời dọn dẹp sạch sẽ gốc cây, thân cây, ngắt bỏ cành lá thối, khô héo để hạn chế môi trường khiến nấm gây thối bông phát triển.
Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng như elicitor để phun thuốc cả trước và sau khi cây ra hoa. Làm những công việc này sẽ giúp bạn giảm quá trình thối bông, rụng bông trên cây nhãn vải tối đa đấy.
Bệnh thán thư gây thối hoa nhãn
- Biểu hiện cụ thể
Bệnh thán thư gây hại trên cả hoa, lá, quả của cây nhãn, vải nên bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến biểu hiện của bệnh này để tìm cách xử lý kịp thời. Bệnh do nấm Colletortrichum gloesporrioides gây nên.
+ Hoa: khi nấm xuất hiện trên hoa nó sẽ làm cho hoa bắt đầu bị ngả vàng, nếu khí hậu ẩm sẽ khiến hoa bị thối và rụng, còn thời tiết hanh khô thì hoa héo dần, khô và rụng xuống. Nấm phát triển rất nhanh nên nếu không xử lý kịp thời toàn bộ hoa trên cây nhãn, vải của bạn sẽ bị thối hết, ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng.
+ Lá: Còn khi bệnh thán thư xuất hiện trên lá thì từ phần mép lá trở vào trong, các đốm chấm nhỏ xuất hiện ban đầu sau đó phát triển nhanh chóng biến chiếc lá màu xanh có thêm những đốm lớn màu nâu sẫm.
+ Trên chồi non: Chồi ban đâu sẽ có màu nâu tối thành từng đám nhỏ, dần sẽ khô hoặc thối khi trời ẩm.
+ Quả: Khi bệnh thán thư này xuất hiện trên quả sẽ làm cho quả chuyển dần sang màu đen và rụng xuống.
- Cách khắc phục
Thực hành tỉa cành và tạo tán lá thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn những cành già, cành khô héo giúp cho cây trở nên thông thoáng hơn.
Trồng cây nhãn vải ngay từ đầu ở vị trí đất cao, thoát nước tốt để tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho bệnh thối hoa phát triển.
Theo dõi thời tiết và môi trường trong vườn cây, nếu thấy thời tiết quá ẩm, ít nắng, mát mẻ thì tiến hành phun thuốc sâu đặc trị để phòng chống nhé.
Xem thêm:
Bệnh mốc sương gây thối hoa nhãn
- Biểu hiện cụ thể
Bệnh mốc sương gây bệnh trên cả hoa, quả và lá, nó khiến cho hoa bị thối, lá héo và quả rụng, ảnh hưởng nghiêm trọng cho cây nhãn. Nếu để quá lâu không xử lý nặng nhất khiến cây bị chết.
Ban đầu bệnh sẽ là những vết đốm đen nhỏ, sau đó lan nhanh bao quanh toàn bộ cuống hoa, quả hay lá khiến cho hoa bị thôi nếu thời tiết ẩm ướt, còn khô tóp lại khi trời hanh khô, nhiều nắng.
- Cách phòng chống
Để phòng chống bệnh mốc sương tốt nhất hãy lưu ý đến một vài vấn đề: Thứ nhất là môi trường cần đảm bảo thông thoáng, hạn chế môi trường cho nấm gây bệnh mốc sương phát triển.
Ngắt bỏ toàn bộ cành, lá, hoa, quả có hiện tượng nhiễm bệnh để không lây lan đến những cây khác.
Vệ sinh xung quanh gốc cây, rắc vôi bột trên đất và thân cây.
Phun thuốc trừ sâu đặc trị để tiêu diệt hoàn toàn mầm mống gây bệnh.
Trên đây là một số loại sâu bệnh gây nên bệnh thối hoa cho cây nhãn, vải. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức phòng chống và phát hiện ra những loại bệnh khác nhau, đảm bảo cho một mùa vải, nhãn bội thu.