Những quả cà chua chín đỏ mọng nước là thức ăn thức uống hằng ngày không thể thiếu trong bất kì gia đình nào, cà chua không chỉ có tác dụng phòng chữa một số bệnh như thiếu máu, làm tim mạch tốt, ổn định hệ tiêu hóa….mà còn được sử dụng nhiều trong làm đẹp bởi nó tốt cho da, cho tóc,…..Nó có khả năng làm cả cơ thể bạn tốt và đẹp lên.
Do nhu cầu tiêu dùng cà chua lớn như thế nhưng lượng cung cấp cà chua vẫn thiếu nhất là trong đợt trái mùa, cà chua không vào vụ khó chăm sóc đặc biệt là bị bệnh hại nhiều khiến cà chua xấu đi và chất lượng quả không được như ý, quả nhỏ, không nhẵn mịn. Khâu quan trọng nhất trong việc chăm sóc cây cà chua để cây có năng suất, chất lượng tốt chính là phòng trừ bệnh hại cho cây.
Cây cà chua có khá nhiều các bệnh hại như: Bệnh mốc sương, bệnh xoăn vàng lá, bệnh nấm….Cùng tìm hiểu về đặc điểm và dấu hiệu nhận biết chúng cùng cách phòng trừ để có thể kịp thời điều trị cho cây cà chua nhé!
Xem thêm: Các bệnh trên cây bưởi, Cách bệnh hại cam quýt
Thông tin liên quan
1.Bệnh đốm vi khuẩn
Bệnh biểu hiện nhiều trên thân cây, lá cây và quả cà chua. Loại bệnh này xuất hiện trong cả vòng đời của cây kể thừ khi cây còn bé đến khi cây già cỗi chết đi. Dấu hiện nhận biết là trên lá xuất hiện những vết màu nâu bao bọc bên ngoài là lớp màu vàng, khi lâu ngày ở giữa đốm bệnh thường bị rách. Dấu hiệu nhạn biết bệnh xuất hiện trên thân cây cà chua là bệnh có màu tối khi lâu ngày nó sẽ khô và nâu đậm nơi thân cây bị bệnh. Trên quả cà chua nếu bị loại bệnh này chính là có những đốm đen xuất hiện rõ ràng nhất khi quả xanh và biến đổi thành xanh đậm khi quả chín đỏ.
Bệnh đốm vi khuẩn xuất hiện do có sự hoạt động của loại vi khuẩn Xanthomonas campestris. Khi cây bị bệnh chứng tỏ trong đất trồng cây có loại vi khuẩn này hoặc ngay từ đầu hạt giống hoặc cây giống trồng đã mắc loại vi khuẩn Xanthomonas campestris.
Cần phòng và trị bệnh đốm vi khuẩn bằng cách xử lí đất trồng thật tốt tránh tình trạng đất nhiễm loại vi khuẩn Xanthomonas campestris và cần mua những hạt giống, cây giống sạch không có vi khuẩn, virut gây bệnh cho cây. Đồng thời môi trường trồng cây cần được vệ sinh sạch sẽ. Khi thấy cây đã mắc có biểu hiện của bệnh đốm vi khuẩn cần phát hiện sớm và thực hiện phun chế phẩm CNX-CN để trị bệnh cho cây.
2.Bệnh đốm vòng
Bệnh đốm vòng thường xuất hiện trong suốt quá trình cây sinh trưởng chứ không gây hại trong suốt vòng đời của cây như bệnh đốm vi khuẩn. Bệnh đốm vòng thường xuất hiện chủ yếu trên lá, trên thân. Trên lá bệnh thường làm lá có các vết tròn màu nâu sẫm, trên thân bệnh làm thân cây có các đốm tròn màu nâu và lõm vào thân cây.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh đốm vòng là sự phát triển nhanh chóng của loại nấm Alternaria solani hại cây. Khi môi trường trồng cây có độ ẩm cao bênh phát tiển rất nhanh.
Để phòng và điều trị bệnh đốm vòng bạn không nên trồng một loại cây cà chua trong tất cả các vụ, năm trước hãy trồng loại cây khác đến năm sau mới bắt tay vào trồng cây cà chua, đồng thời cần làm sạch cỏ khu vực trồng cây cũng như sử dụng các loại giống cà chua đã được nghiên cứu có khả năng kháng bệnh đốm vòng. Khi thấy cây xuất hiện những biểu hiện trên cần lập tức phun loại thuốc CNX-CN để trị bệnh cho cây
3.Bệnh mốc sương
Bệnh mốc sương là một trong số các bệnh quan trọng nhất xuất hiện nhiều trên cây cà chua, bệnh làm giảm tối đa năng suất của cây, thông thường cũng giảm tới 60 đến 70% năng suất. Nếu quá nặng cây sẽ thất thu toàn bộ.
Loại bệnh mốc sương này chủ yếu xuất hiện do có sự hoạt động của nấm Phytophthora infestans và nó rất nguy hiểm khi gió và nước cũng là tác động để lây lan loại nấm bệnh này. Chủ yếu bệnh phát triển và lây lan nhanh vào hai vụ chính là Đông và Xuân, thời điểm này thời tiết thuận lợi để nấm phát triển nhanh.
Dấu hiệu nhận biết khi có cây có bệnh mốc sương là: Những mép lá cà chua có mau nhạt hơn màu lá bình thường và mép lá lại hơi ướt, bên trong mép lá sẽ bệnh sẽ làm cho có màu nâu đậm, dưới mặt lá xuất hiện những màu trắng mốc, lâu dần làm lá bị cháy khô. Trên thân cây nếu mắc bệnh sẽ xuất hiện những vết lõm dài màu nâu. Trên quả nhận biết bằng cách chú ý quan sát quả có màu xanh xám nhẹ khi mới mắc bệnh và khi nặng sẽ có màu nâu lõm vào trong quả.
Chính vì bệnh phát triển nhanh và làm thất thu quá nhiều nên việc phát hiện bênh sớm là thức sự cần thiết để thực hiện phòng và trị bệnh tránh mất mùa, công lao bỏ biển.
Phòng trừ bệnh mốc sương bằng cách luân canh cây trồng, tiêu hủy các lá mới bị bệnh và phun loại thuốc Acrobat 90/600 WP cho cây. Đồng thời để phòng bệnh có thể bón nhiều kali hơn một chút để cây cứng cáp có khả năng kháng bệnh mốc sương cao.
4.Bệnh héo xanh
Bệnh héo xanh àm cây cà chua héo dần nhưng lá vẫn xanh, ban đêm thì lại xanh tốt nhưng chỉ sau vài ngày mắc bệnh cây sẽ chết trong khi lá vẫn còn xanh
Bệnh phát triển chủ yếu do sự hoạt động mạnh mẽ của vi khuẩn Pseudomonas solanacearum. Để tránh bệnh héo xanh làm hại cây cần chú ý dùng loại giống đã kháng bệnh, không sử dụng loại đất trồng khó thoát nước, không bón quá nhiều phân chuồng, khi cây mắc bênh nên dùng CNX-CN để phun cho cây.
5.Bệnh tuyến trùng hại rễ cây.
Đây là loại bệnh do tuyến trùng Meloidogyne sp chích vào các rễ cây làm phình rễ cây giống như bị những khối u ở con người vậy. Cây mắc loại tuyến trùn này sẽ chậm lớn ảnh hưởng đến năng suất của cây cà chua.
Để hạn chế các tuyến trùng Meloidogyne sp cần bón các loại phân hữu cơ nhiều đã được ủ oai và xử lí bệnh đồng thời phun loại thuốc CNX-TT để phòng và trị
Xem chi tiết các giống cây ăn quả tại https://giongcayanqua.edu.vn