Cam, quýt hiện nay là hai loại cây trồng mang đến giá trị kinh tế cao cho người dân bởi đây là loại quả thông dụng được người tiêu dùng tiêu thụ trong tất cả các tháng, các mùa trong năm. Chính vì thế loại cây trồng này được nhiều người nông dân lựa chọn trồng. Tuy nhiên đối với hai loại cây trồng này có một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như số lượng đó chính là “bệnh hại”. Bệnh hại nếu không phát hiện kịp thời và trị sẽ làm cho người nông dân có một vụ mùa không bội thu, thậm chí nếu bị nặng có thể làm mất sạch cả vườn cam, vườn quýt.
Một số độc giả trong chuyên mục có hỏi về vấn đề “bệnh hại cam quýt” và xin “cách phòng tránh”. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho mọi người thắc mắc xung quanh vấn đề này và hi vọng mọi người sẽ có được câu trả lời thỏa đáng cũng như những vụ cây trồng tốt nhất.
Xem thêm: Cách trừ bọ sít trên cây vải cây nhãn, Đất đồi phù hợp với cây gì
Xem thêm: Giống cây cam các loại
Thông tin liên quan
1.Bệnh thối gốc, chảy nhựa
-Nguyên nhân: Bệnh thối gốc chảy nhựa nguyên nhân chính là do sự tác động của nấm Phytopthora sp.
-Dấu hiệu bệnh: Thân cây bị thối, úng nâu sau đó một vài ngàu sẽ khô và nứt đồng thời chảy mủ. Rễ thối, không phát triển. Lá vàng. Quả thối dần và rụng.
-Cách phòng trừ:
- Thường xuyên chú ý thăm vườn cây để phát hiện kịp thời tránh tình trạng để lâu cây bị nặng khó chữa. Khi thấy bệnh hại cam quýt vừa mới xuất hiện cần loại bỏ vùng bệnh bằng cách có thể dùng dao để cạo lớp bệnh sau đó bôi các loại thuốc như: Aliette 80 BHN, Copper B,…
- Tỉa cành, tỉa lá, loại bỏ các lá, cành bị hỏng tránh việc lây lan. Các quả đã nhiễm bệnh cần tiêu hủy ngay
- Ngay từ đầu khi thực hiện ghép cần chọn các gốc ghép có khả năng chống bệnh hại cam quýt tốt chẳng hạn như loại cam chua
- Trồng cây trên đất xốp và thoát nước nhanh
- Khi tiến hành trồng, ghép cây không để các bộ phận của cây bị tổn thương, đặc biệt là gốc và rễ.
2.Bệnh loét
-Nguyên nhân: Khi cây cam, quýt mắc bệnh loét chính là do sự tác động của loại vi khuẩn có lông mao, háo khí Xanthomomas campestris pv. citri (Hasse) Dye gây nên. Loại vi khuẩn này có đặc điểm có màu vàng hơi hồng, hình gậy.
-Dấu hiệu bệnh: Khi cây mắc bệnh loét cây sẽ bị rụng quả và rụng lá, nhanh tàn, thân, cành sẽ xấu rõ rệt, không nhẵn. Đối với những lá non ban đầu khi mới bị bệnh sẽ xuất hisện những chấm nhỏ màu vàng mặt dưới lá sau chuyển dần sang màu nâu nhạt hoặc màu trắng dần dần lá sẽ rụng. Đối với quả, quả khi mắc bệnh sẽ không được nhẵn mà sẽ xù xì nhìn rất xấu, thêm vào đó sẽ xuất hiện các chấm màu nâu, quả nhanh khô và bị nặng sẽ dễ rụng. Đối với thân và cành, khi mắc bệnh sẽ không nhẵn mịn, vết bệnh thường vào khoảng 5 – 15 cm. Bệnh loét xuất hiện trên cam, quýt quanh năm đặc biệt là vào mùa mưa, bệnh lây lan nhanh nhất là tháng bảy đến tháng tám.
-Cách phòng trừ:
- Thực hiện tỉa, cắt cành cho cây thông thoáng. Khi cây mới chớm bệnh cần cắt và loại bỏ những chỗ bị bệnh trên cây đặc biệt là lá non và quả non.
- Hệ thống tưới tiêu tốt, nếu hệ thống thoát nước không tốt cây dễ bị bệnh và lây lan nhanh
- Cân đối trước khi trồng không nên trồng quá dày, chất lượng quả không cao, năng suất thấp mà vườn cây dễ nhiễm bệnh cũng như lây bệnh nhanh.
- Chọn giống cây không nhiễm bệnh, kháng bệnh tốt.
- Khi cây đã bị bệnh không nên tưới nước lên các tán cây điều này dễ làm tán cây nhanh lây bệnh. Chú ý cân đối lượng nước tưới cho phù hợp.
- Khi bón phân cần chú ý kali rất tốt cho sự phát triển của cây khi cây đang mắc bệnh, đạm và phân bón lá tuyệt đối không bón cho cây.
- Khi cây mới ra lộc non hoặc bệnh mới chớm cần phun thuốc Boocđô 1%, Boocđô + zineb…cho cây. Hòa dung dịch trên với nước rồi phun khoảng 3 lần mỗi lần cách nhau hai tuần.
3.Bệnh vàng lá
Bệnh vàng lá là loiạ bênh khá nguy hiểm trên các loại cây có múi đặc biệt là hai giống cây trồng cam và quýt, khi bệnh xuất hiện cần loại bỏ ngay chính vì thế loại bệnh này chủ yếu là phòng để bệnh không sảy ra.
-Nguyên nhân: Đa phần do sự xuất hiện của loài vi khuẩn Liberobncter nsinticum mà chính là do loài rầy chống cánh lây truyền.
-Dấu hiệu bệnh: Bệnh vàng lá khi cây mắc bệnh sẽ xuất hiện trên nhiều bộ phận như quả, lá, rễ. Đối với quả khi mắc bệnh sẽ có hình dạng không đẹp mắt, tâm bị lệch, quả nhỏ, hạt hỏng màu nâu. Đối với lá, lá sẽ bị nhỏ và chuyển dần sang màu vàng dần dần sẽ rụng. Đối với rễ, khi cây nhiễm bệnh sẽ thối dẫn đến chết cả cây.
-Cách phòng trừ:
- Để phòng loại bệnh vàng lá cần thực hiện việc đầu tiên là mua loại cây giống không có bệnh hại. Đồng thời diệt trừ rầy chống cánh là biện pháp ưu tiên hàng đầu để phòng chống bệnh vàng lá green. Vì sao lại thế? Bởi rầy khi chích nhựa sẽ dễ chích vào những cây có bệnh sau đó chúng đã mang theo loại vi khuẩn gây nên bệnh vàng lá và đi chích vào những cây khỏe mạnh từ đó bệnh bị lan mạnh.
- Cắt, tỉa cành, cân đối việc ra đọt non cho cây tập trung sẽ dễ dàng theo dõi và có thể diệt trừ các loại rầy gây hại cùng một lúc. Phun các thuốc loại trừ rầy kịp thời bằng cách phun thuốc Applaud 10WP; Trebon 10EC….
- -Khi cây đã mắc bệnh vàng lá cần loại bỏ các bộ phận, thậm chí chặt cả cây để tránh bệnh lây sang những cây khác.