CHUYÊN MỤC

Các bệnh trên cây bưởi da xanh thường gặp

Hiện nay giống Bưởi da xanh là loại cây ăn trái được trồng nhiều tại nước ta. Không chỉ dễ trồng, cho năng suất cao mà chất lượng bưởi thơm ngon ngọt mát gần như đứng dầu bảng trong các loại bưởi. Gía bán loại bưởi này cũng khá cao nên được nhiều người trông cũng như người tiêu dùng ưa chuộng.

Thông tin liên quan

Cây Bưởi Da Xanh là loại cây ăn trái được thị trường ưa chuộng

Để có được những quả bưởi thơm ngon và vườn bưởi sai quả thì mối quan tâm của bà con là tình trạng sâu bệnh hại trên cây bưởi da xanh. Một khi mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của trái bưởi. Chính vì thế mà để giúp đỡ bà con trong việc tìm hiểu về các loại bệnh trên cây bưởi da xanh thì bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ kiến thức này đến các bà con những người đang trồng và chăm sóc giống bưởi quý này.

 

Hình ảnh cây bưởi da xanh

Một số bệnh phổ biến trên cây Bưởi Da Xanh và cách phòng tránh đơn giản, hiệu quả:

Cây bưởi da xanh bị bệnh thối gốc, chảy mủ

Loại bệnh này do loại nấm Phytopthora nicotianae gây ra. Đây là loại bệnh phổ biến trên cây bưởi nói chung và bưởi da xanh nói riêng. Biểu hiện của bệnh là ở phần gốc có những vết nhũn nước và nhựa từ đó chảy ra. Mủ lúc đầu lỏng có màu vàng dần dần cứng lại có màu nâu. Diễn biến của bệnh có thể phát triển khá nhanh vòng quanh thân hoặc rễ chính làm lá bị vàng, nhất là gân lá, kế đó lá rụng và bệnh nặng khiến lá rụng hết cành sẽ khô và chết một thời gian sau đó.

Cách phòng tránh

Vào mùa mưa bạn không nên ủ cỏ sát gốc nên cách gốc khoảng 20-30cm. Nên cào hết đất xung quanh gốc cho thông thoáng không để gốc bị ngập úng. Bưởi da xanh nói riêng và cây có múi nói chung rất cần nước nhưng lại không chịu được rễ bị ngập úng.

 

Với những vết bệnh thối gốc chảy mủ bạn tiến hành cạo sạch vỏ chỗ bị bệnh rồi tiến hành nhỏ dung dịch Alpine 80WDG pha 20gram thuốc trong một lít nước lên bề mặt. Hoặc nếu không sẵn thuốc thì dùng vôi quét lên gốc cây bị bệnh

Cây bưởi da xanh bị bệnh vàng lá thối rễ

Loại bệnh hại trên cây bưởi da xanh thứ 2 do một loại nấm Fusarium solani tấn công rễ con làm thối rễ. Với những cây bị bệnh lá vẫn bình thường nhưng phần gân lá chuyển sang màu vàng trắng. Phiến lá có màu vàng xanh và sau đó bị rụng đi. Thời gian đầu rất khó phát hiện bệnh vì chỉ một vài lá vàng rụng nên thường nhầm với việc rụng lá sinh lý. Tuy nhiên một thời gian sau toàn cây sẽ bị rụng lá. Với những cây bị bệnh lá thường ngắn, nhỏ quả ăn chua và cuối cùng nặng hơn cây bị chết. Khi đào cây lên bạn sẽ thì phần rễ của nó bị thối và vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ. Bệnh nặng tất cả rễ bị thối và cây chết.

 

Cách phòng tránh:

Với loại bưởi da xanh này nên trồng ở nơi đất cao, thoát nước tốt. Nhưng nơi vườn thấp cần phải làm bở bao. Cần phải phát hiện sớm và cắt bỏ đi những rễ bị thối và bôi vào đó một số loại thuốc vào vết thương. Tiến hành bón thêm phân bón NPK để giúp cây phục hồi nhanh hơn. Với những cây con mới bị bệnh cần phun một số chế phẩm sinh học như Benomyl, nhóm Metalaxyl (Ridomil 72 WP) nhóm Carbendazim phun vào dưới gốc.

Cây bưởi da xanh bệnh đốm rong

Bệnh gây hại trên cây bưởi da xanh này do loài rong có tên là Cephaleuros viresens gây ra. Bệnh này gây hại chủ yếu trên thân và ít khi thấy xuất hiện trên lá và quả. Chính vì thế ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất quả thu hoạch sau này. Bệnh này thường phát triển mạnh vào mùa mưa, với những vườn bưởi trồng quá dày và cây già. Biểu hiện ban đầu chỉ là những chấm nhỏ màu xanh, sau đó chúng lớn dần lên xuất hiện hình tròn hoặc bầu dục. Bệnh nặng hơn sẽ lan dần lên các nhánh trên và đôi khi lan sang cả quả. . Nếu bị hại nặng, lá trở nên thô cứng và rụng sớm, cây còi cọc, phát triển kém.

 

Cách phòng tránh:

Với loại bệnh này biện pháp hữu hiệu nhất đó chính là tuân thủ theo mật độ trồng cây. Không trồng nhiều vì sẽ gây cạnh tranh về nguồn dinh dưỡng và ánh sáng. Nên tỉa cành định kì và tạo độ thông thoáng cho vườn. Không nên phun phân bón lá định kì khi cây bị bệnh nặng mà thay vào đó sử dụng một số loại thuốc Mancozeb, Kumulus 80DF, Microthiol special 80WP hoặc Chlorine 0,5%

Cây bưởi da xanh bị bệnh sâu đục vỏ trái

Loại bệnh đúng như tên gọi sẽ tấn công và làm hại phần vỏ quả. Chúng không ăn phần múi của quả bưởi da xanh. Sâu non sẽ tấn công từ khi quả còn bé và hình thành nên những vết đục tạo nên nhưng u sần trên trái. Với những quả bị nặng hơn nữa thì sẽ bị rụng. Nếu như sâu tấn công vào giai đoạn muộn thì quả vẫn phát triển nhưng sẽ bị biến dạng và vỏ u sần bị giảm giá trị thương phẩm.

Cách phòng tránh:

Bạn tiến hành theo dõi và thu gom những quả bị nhiễm bệnh đem tiêu hủy ngay. Sau dó sử dụng thuốc chọn lọc để phun vào thời kì cây cho quả non. Hun liên tiếp 2 lần mỗi lần cách nhau từ 5-7 ngày. Sử dụng các chất dẫn dụ như sex pheromone để giúp dẫn sâu bệnh đi xa vườn bưởi.

Với những kiến thức trên đây hy vọng bà con đã có thể có cái nhìn tổng thể về các loại bệnh hại trên cây bưởi da xanh. Từ đó có những biện pháp phòng ngừa và điều trị một cách kịp thời giúp cây bưởi khỏe mạnh và cho năng suất cao.

CÁC TIN LIÊN QUAN