CHUYÊN MỤC

Cách phòng bệnh ruồi đục quả trên cây ăn quả

Nhắc đến những loại bệnh gây hại cho cây thì không thể không nhắc đến loại bệnh ruồi đục quả. Đây là loại sâu bệnh gây hại phổ biến trên hầu hết các loại cây ăn quả ở nước ta.

Nhắc đến ruồi đục quả thường sẽ được chia ra làm 3 loài phổ biến đó chính là loài Bactrocera cucurbitae (gây hại chủ yếu trên bầu, bí, dưa…), loài Bactrocera dorsalis (ruồi phương đông), loài Bactrocera correcta (gây hại các loại rau quả có màu đỏ).

Những con ruồi trưởng thành thường có chiều dài khoảng 6-10mm có màu vàng với những vạch đen trên ngực và bụng. Cuối phần bụng mỗi con ruồi cái đều có phần vòi nhọn dùng để chích vào quả và đẻ trứng trong đó.  Mỗi lần đẻ trứng trong quả mỗi quả trứng sẽ có màu vàng ngà và nằm phía trong vỏ quả. Sau khi trứng nở thành sâu non thì sẽ tiếp tục tấn công sang các quả tiếp theo. Với đặc điểm ruồi đục quả có khả năng bay xa và con cái dùng vòi đẻ trứng bên trong nên một số biện pháp hóa học có tính dẫn lưu và tiếp xúc xông hơi để phun xịt giúp mang lại hiệu quả không cao. Do đó biện pháp chính ở đâu là cần áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp được khuyến cáo để chú trọng vào khâu bao quả và từ đó thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện ruồi vàng gây hại.

benh-ruoi-duc-trai-1

Thông tin liên quan

Một số biện pháp phòng trừ bệnh ruồi đục quả

1. Biện pháp canh tác

Biện pháp đầu tiên được khuyến cáo đó chính là biện pháp canh tác. Cần làm sạch vệ sinh vườn cây. Thu gom và tiêu hủy tất cả toàn bộ các loại quả bị thối và rụng. Bạn có thể đào những hố rộng và rải một lớp vôi bột xuống dưới đáy rồi thug om toàn bộ quả bị thối hỏng cho vào hố rồi lại rắc vôi bột lên rồi lấp hố lại để tiêu diệt trứng của ruồi. Đây là phương pháp nếu được thực hiện thường xuyên sẽ cho hiệu quả khá tốt.

Cây trong vườn thường xuyên phải được cắt tỉa và tạo tán sao cho hợp lý nhằm hạn chế việc trú ngụ của các loài bướm và ruồi trưởng thành. Việc làm này là điều khá đơn giản thực hiện tuy nhiên mang lại kết quả khá tốt cho việc phòng trị bệnh ruồi đục quả.

Bón phân đầy đủ và định kì đúng liều lượng sẽ giúp cho cây phát triển khỏe mạnh và từ đó chống chịu được tốt hơn với mọi loại sâu bệnh hại.

benh-ruoi-duc-trai-2

Bao quả bằng túi chuyên dùng cho cây ăn quả (lưu ý túi bao phải thoát được hơi nước tránh làm thối trái) và thu hoạch quả chín sớm hơn bình thường, không để quả chín quá lâu trên cây sẽ hấp dẫn ruồi đến ký sinh.

2. Biện pháp phun bả diệt ruồi đục quả

Do đặc tính của ruồi đục quả có tính bay xa nên con cái sẽ thường đẻ trứng vào quả. Chính vì thế mà việc dùng thuốc hóa học có tính dẫn dụ không mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế mà để hạn chế ảnh hưởng của ruồi đục trái thì cần chú trọng đến khâu bao quả, thường xuyên kiểm tra thăm vườn để tiến hành bẫy dẫn dụ con trưởng thành đến để tiêu diệt.

Bạn tiến hành dùng 3 loại thuốc là Sofri Protein 10 DD, loại Vizubon–D (sử dụng 1-2ml thuốc/01 bẫy) và Flykil 95 EC 2ml/1 bẫy

Cách đặt bẫy:

Bạn có thể mua dụng cụ bẫy ruồi có bán sẵn khá tiện lợi hoặc sử dụng chai nhựa sẫm màu khoét 2 lỗ nhỏ chữ nhật đối diện nhau. Dùng dây thép cột bông gòn đã thấm thuốc đưa vào đáy chai, Phần đầu kia bạn đâm thủng đáy chai cột vào thân cây ( treo ngược chai để tránh nước mưa làm trôi thuốc). Sau đó bạn tiến hành đóng nắp chai lại để theo dõi mật số ruồi trưởng thành vào bẫy. Bẫy được treo trên cây, nơi đầu gió và râm mát, cách mặt đất khoảng 1,5-2 m để dẫn dụ ruồi bay vào (không treo bẫy ngoài nắng, thuốc sẽ giảm hiệu lực nhanh). Khoảng cách bẫy 25-50m thì đặt 1 cái bẫy, tương ứng đặt 20 bẫy/ha.

benh-ruoi-duc-trai-3

Cách phun bẫy Sofri protein 10DD: Pha 1 lít thuốc với 10 lít nước sạch, phun 1 đốm thuốc từ 1-2 m2/cây, khoảng cách 10m phun 1 điểm. Liều lượng 1,2 lít/ha.

Chất Pheromone trong thuốc có mùi dẫn dụ và tiêu diệt ruồi đực, còn ruồi cái không sinh sản được. Riêng chất Protein của thuốc Sofri protein 10DD sẽ được thủy phân trong bẫy có tác dụng dẫn dụ, tiêu diệt cả ruồi đực và ruồi cái trong vùng đặt bẫy

Thời gian đặt bẫy, phun bả: Thực hiện liên tục trong suốt vụ trái cây khoảng từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm, cho đến khi ruồi vào bẫy giảm 80-90% thì mới dừng đặt bẫy. Duy trì việc châm thuốc vào bẫy 10-15 ngày 1 lần.

Việc tiến hành đặt bẫy và phun bả phòng ngừa ruồi đục quả sẽ phát huy tác dụng cao nhất nếu đồng loạt nhiều hộ dân cùng thực hiện một lúc. Chính vì thế những vùng trồng với diện tích lớn bà con cần hưởng ứng tích cực đồng loạt bẫy diệt ruồi đục quả sẽ cho tác dụng lớn nhất.

cach-phong-benh-ruoi-duc-qua-tren-cay-an-qua

CÁC TIN LIÊN QUAN