CHUYÊN MỤC

Cây roi – Cách trồng chăm sóc cây roi

Liên hệ

  • Tình trạng: Còn hàng
Thông tin sản phẩm

Những chùm roi đỏ hình chuông đẹp mắt luôn được mọi người chờ đón mỗi khi đến mùa. Ngoài hương vị thơm ngon giải khát mùa hè thì roi còn có nhiều công dụng giúp chữa một số bệnh thông thường khá hiệu quả.

Có thể nói roi là loại quả dân dã đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Hình ảnh những cây roi với những chùm quả đỏ chín mọng khiến nhiều người nhớ mãi.

Roi là loại cây thân gỗ thường xanh có chiều cao lên đến 10 mét. Cây có hệ tán lá dài và rộng với những bông hoa màu trắng có bốn cánh và nhiều nhị. Điểm thu hút nhất trên cây roi chính là quả của chúng. Roi ra quả thành chùm và quả có dạng hình chuông màu đỏ son căng bóng khi chín. Vào mỗi mùa thu hoạch nhìn lên cây sẽ thấy được một màu đỏ rực xen lẫn những cành lá xanh rất bắt mắt.

Hiện nay ở nước ta có khá nhiều giống roi được trồng. Do phương pháp lai tạo mà các giống roi ngày nay cho quả to đẹp ăn giòn và ngọt hơn rất nhiều.

Roi được nhiều người trồng nhận xét là dễ tính và có sức sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Trồng sau chỉ một hai năm có thể cho hoa kết trái. Đặc biệt nhiều cây roi cho quả rất sai mang lại lợi nhuận kinh tế khá cao.

Thông tin liên quan

Kĩ thuật trồng roi cho năng suất cao

Thời Vụ và Mật Độ Trồng

Roi có thể trồng quanh năm vẫn xanh tốt và cho ra quả. Tuy nhiên thời điểm thuận lợi nhất để trồng cay roi là vào khoảng tháng 5 đến tháng 7. Thời điểm này bước vào mùa mưa nên thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cây roi.

Tiêu Chuẩn Chọn Giống

Hiện nay roi được trồng bằng cách gieo hạt hoặc ghép cành. Cây trồng sau 2 năm sẽ cho ra quả đều. Khi chọn cây con giống thì chọn những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh sẽ giúp cây sau này phát triển tốt nhất.

Xem thêm: Cây chanh leo Colombia,Cây táo đào vàng

Chọn đất và bón lót

Công việc đầu tiên muốn trồng roi là chuẩn bị đất trồng thật tốt. Đất thích hợp để trồng roi là loại đất thịt pha cát có độ tơi xốp và thông thoáng.

Trước khi trồng cần làm luống cho đất, cày ải và làm sạch cỏ dại. Đào hố trồng với kích thước 50x50x50 và khoảng cách mỗi hố trồng là 5 m trở lên.

Trước khi trồng cần bón lót vào mỗi hố một lượng phân chuồng ủ hoai mục và kèm theo một lượng phân Lân và vôi bột khử trùng. Su 1 tháng bắt đầu trồng cây con vào hố.

Kỹ Thuật Trồng Cây Roi

Khi trồng bạn tiến hành bóc vỏ bầu đất và trồng xuống hố đã đào sẵn. Định hướng cây đứng thẳng và lấp đất phủ kín bề mặt đất. Dùng tay lèn chặt phần cổ rễ và tưới nước ngay sau đó để giúp cây mau bén rễ mới bám vào đất.

Chú ý thời kì mới trồng cây còn non nên cần cắm thêm cọc để giúp cây đứng vững không bị gió mưa làm ngã đổ. Để giữ ẩm cho cây có thểm phủ lên bề mặt đất rơm rạ hoặc cỏ khô.

Chăm sóc định kì cho cây roi

Chế độ nước

Roi là loại cây ưa ẩm nên nhu cầu về nước cũng khá cao. Bạn cần thường xuyên cung cấp nước cho cây phát triển. Thời kì cần nước nhất là thời kì mới trồng, lúc ra hoa và chuẩn bị tạo quả. Thiếu nước năng suất kém, phẩm chất giảm và trái nhỏ.

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình

Cây roi là loại cây thân gỗ có tán rộng tuy nhiên cây lại giòn dễ gãy. Chính vì thế cần cắt tỉa tạo tán cho cây để tạo thêm cành nhánh giúp tăng năng suất quả. Tỉa bỏ những cành vượt, cành già sâu bệnh. Chỉ giữ lại những cành khỏe mạnh để nuôi còn lại cắt tỉa hết cho thông thoáng. Hiện nay việc trồng roi không còn để cây mọc quá cao mà chỉ hạn chế khoảng 5m đổ lại. Thời kì sau thu hoạch cắt tỉa lại một lần nữa.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Roi

Tùy thuộc vào độ tuổi và độ màu mỡ của đất mà bạn định kì bón thêm phân cho cây. Thông thường khi bón bạn sẽ sử dụng phân chuồng hoai mục như phân gà, phân heo và phân NPK theo liều lượng ghi sẵn. Một năm đầu khi trồng bón 3 lần mỗi lần cách nhau 3 tháng. Năm sau tùy vào sức khỏe mà bón thêm cho phân 10% lượng phan bón hàng năm.

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Roi

Roi là một loại cây khá nhiều loại sâu bệnh phá hoại. Điển hình là sâu rầy, sâu đục thân và quả. Loại sâu này không những ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng của cây mà còn có khả năng phân tán lan rộng ra cả vườn nếu như không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là làm sạch cỏ dại, vun xới đất quanh gốc thường xuyên và phun thuốc trừ sâu nếu như cây đã có biểu hiện nhiễm bệnh.

–      Với sâu đục lá nên phun thuốc Vifast 5ND, Desic 2,5 ND, Basudin 50EC

–      Với sâu đục cành và quả nên phun thuốc Polytrin P40 ND, Vertmec 1,8 ND

Thu Hoạch và Bảo Quản

Từ lúc ra hoa đến lúc quả chín mất khoảng 1 tháng. Khi quả bắt đầu to chuyển dần sang đỏ đậm là bạn đã có thể thu hái dần xuống. Chú ý khi thu hoạch chọn ngày nắng ráo không mưa thì quả ăn sẽ ngọt hơn.

Sản phẩm khác