Có hình dáng trông không khác gì so với loại lê xanh nhưng nổi bật hơn với màu đỏ rực rỡ. Lê đỏ này được nhiều người ưa thích chọn mua loại lê này đơn giản vì chúng đẹp mắt và là loại trái cây thơm ngon bổ dưỡng.
Thời gian gần đây thị trường hoa quả có bày bán giống lê có màu đỏ độc đáo. Nhiều người ban đầu thấy lạ lạ mua về ăn thử sau đó thành thích và nghiền loại quả này vì độ thơm ngon của chúng mang lại.
Được biết loại lê này có nguồn gốc từ Califonia. Chúng được phát hiện vào những năm 1970. Khi mà trên những cành lê xanh có những cành độ biến cho ra loại quả có trái màu đỏ dẹp mắt. Các nhà khoa học đã lai tạo ra dòng lê đỏ tuyệt đẹp này và được nhân rộng ra cho tới ngày nay.
Thông tin liên quan
Đặc điểm hình thái của giống lê đỏ
Lê đỏ là giống cây thân gỗ to có chiều cao trung bình từ 5 đến 8m. Cây có hệ tnas rộng và bộ rễ ăn sâu khá vững chắc. Cây có hình dáng quả giống y hệt loại lê xanh thường thấy. Vẫn là dạng cầu tròn dài phình to bên dưới. Tuy nhiên độ nổi tiếng về màu sắc của chúng đã thu hút được đông đào người thưởng thức vượt xa người anh em của chúng.
Từ lúc được hình thành cho đến khi chín màu sắc của quả không thay đổi nhiều. Qủa non có màu đỏ nhạt, sau khi lớn lên đạt kích thước trưởng thành màu của chúng sẽ đậm lên. Qủa lê đỏ càng dược tiếp xúc với ánh sáng thì màu sắc của chúng càng đậm hơn. Để có thể biết được xem quả của chúng đã chín hay chưa bạn có thể dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào phần quả sẽ biết được độ chín của quả.
Xem thêm: Cây táo siêu quả, Cây sầu riềng ruột đỏ
Khi bổ phần bên trong của lê đỏ ra thì bạn sẽ thấy được phần thịt bên trong màu trắng sữa mềm mại. Khi nếm thử sẽ có độ giòn và ngọt thanh mát đặt trưng. Giống lê đỏ chín nhanh hơn khi ở nhiệt độ phòng. Tùy thuộc vào độ chín của chúng khi mua có thể mất vài ngày. Tuy nhiên hương vị thơm ngon của chúng rất đáng để bạn chờ đợi.
Công dụng của quả lê đỏ
Do độ thươm ngon và màu sắc bắt mắt mà lê đỏ không những được ăn tươi mà còn được sử dụng vào rất nhiều món ăn khác nhau. Màu đỏ bắt mắt của chúng sẽ làm cho món salad phô mai thêm phần rực rỡ. Ngoài ra chúng còn là nguyên liệu cực kì ngon cho món bánh ngọt nướng hoặc dùng làm mứt, sấy khô cũng đều tuyệt vời.
Bên nước ngoài do lê đỏ được thu hoạch vào từ cuối thu cho đến đầu mùa xuân nên chúng thường được đựng trong các giỏ trái cây làm quà tặng trong những ngày lễ như giáng sinh. Chính vì thế nhiều nơi gọi loại quả này là lê giáng sinh.
Cách trồng cây lê đỏ
Tiêu Chuẩn Chọn Giống
Lê đỏ được trồng bằng cách gieo hạt hoặc chiết. Hiện nay trên thị trường có bày bán loại cây con giống lê tím khá thuận tiện cho việc trồng. Bạn chỉ cần chọn những loại cây con giống cao khoảng 15cm,có đầy đủ bộ tán lá và cây khỏe mạnh không sâu bệnh để đem trồng là được.
Thời Vụ và Mật Độ Trồng
Với lê đỏ bạn nên trồng vào khoảng thời gian mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7. Mỗi cây trồng cách nhau 6m.
Làm Đất Và Đào Hố Trồng
Cây lê đỏ phát triển tốt trong điều kiện đất đai màu mỡ. Trước khi trồng bạn cần làm vệ sinh đất sạch sẽ, phát bụi rậm và nhổ sạch cỏ dại. Đào hố trồng có kích thước tối thiểu 50x50x50cm và bón lót vào đó một lượng phân bón 20kg phân chuồng, 1kg phân Lân và 1kg vôi bột khử trùng.
Kỹ Thuật Trồng Cây Lê đỏ
Khi dã chuẩn bị đất xong xuôi bạn tiến hành trồng cây con giống vào hố đã đào. Sau khi trồng bạn lấp đát kín bề mặt gốc và cắm thêm cọc định vị cho cây con không bị ngã đổ. Tưới quanh gốc một lượng nước vừa đủ và giữ độ ẩm thường xuyên cho đến khi rễ mới bắt đầu bén ra.
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
Cây lê đỏ ưa ẩm nên bạn cần tưới đủ nước cho cây nhất là trong mùa hè, trong lúc quả chín. Nên tưới nước vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối. Mùa mưa nên chống ngập úng cho gốc.
Định kì làm sạch cỏ dại bên dưới đất để tránh cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây.
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình
Để cây cho năng suất cao thì việc cắt tỉa và tạo tán là điều khá quan trọng. Năm thứ 2 trở đi bạn định kì cắt tỉa bỏ đi những cành vượt, cành sâu bệnh chỉ để lại những cành to khỏe nhất cho phát triển. Tỉa tạo tán cho tròn và đều.
Kỹ thuật vin cành: Năm thứ 2 trở đi sau khi trồng bạn chọn 3-4 cành cấp 1 để tạo bộ khung tán, mỗi cành cấp 1 để lại 2-3 cành cấp 2. Sau khi những cành cấp 2 phát triển bạn tiến hành vin cành tạo tán theo khung giàn đã được định hình, hoặc vin cành theo góc 750 theo gốc. Vin cành vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 khi cây vừa rụng lá, lưu ý vin cành bằng cách vặn hơi xoay nhẹ không để bị gãy hoặc dập cành.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Lê đỏ
Lê đỏ thường gặp một số loại sâu bệnh điển hình như sâu ăn lá, sâu đục quả, sâu đục thân và bệnh thối cổ rễ. Cầ thường xuyên thăm non vườn để phát hiện kịp thời từ đó có hướng điều trị dứt điểm. Có thể sử dụng bắt bằng tay hoặc ử dụng một số chế phẩm sinh học phun lên cây giúp loại bỏ sâu bệnh hại. Với bệnh thối cổ rễ thì phòng tránh bằng việc thường xuyên vun xới đất cho tơi xốp.
Thu Hoạch và Bảo Quản
Khi trồng lê đỏ đến năm thứ 2 đã bắt đầu cho thu hoạch quả. Qủa chín sẽ có kích thước như lê thường đường kính hoẳng 7cm. Khi cầm chắc tay và có mùi hương. Khi thu hái cần nhẹ nhàng tránh làm dập và xây sát quả. Bảo quản nơi thoáng mát sẽ giúp quả được tươi lâu hơn.