Nếu nhắc đến nhãn hầu như ai cũng nghĩ đến nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng. Tuy nhiên vùng đất này còn có giống nhãn muộn miền thiết được đánh giá là giống nhãn ngon nhất miền Bắc.
Nhắc đến vùng trồng nhãn thì có lẽ vùng đất Hưng Yên dường như không có đối thủ. Do hợp với khí hậu thổ nhưỡng nơi đây mà đã cho ra những giống nhãn nổi tiếng thơm ngon khắp cả nước. Ngoài nhãn hương chi, nhãn lồng thì hiện nay giống nhãn muộn miền thiết có diện tích trồng nhiều nhất vì chúng… quá ngon.
Nhãn muộn miền nổi tiếng thơm ngon khắp cả nước
Câu chuyện về cái tên giống nhãn này cũng có khá nhiều điều thú vị. Tên nhãn muộn miền ( Cây nhãn muộn Miền Thiết Hưng Yên) được lấy tên theo tên của Ông Miên và bà Thiết chủ nhân của cây nhãn lồng đột biến gen được công nhận là cây đầu dòng của giống nhãn này. Khi thấy cây cho ra những quả nhãn có phẩm chất cao hơn cả nhãn lồng đặc sản ông bà đã chăm sóc và nhân giống chúng ra để tạo nên một dòng nhãn số 1 hiện nay.
Thông tin liên quan
Đặc điểm của giống nhãn muộn Miền
Giống nhãn muộn Miền này có thân gỗ cao khoảng 6m. Cây cho lá có phiến rộng màu xanh hơi lượn sóng. Hoa có màu trắng mọc thành từng chùm khi nở tỏa hương thơm dịu. Giống nhãn này cho tỷ lệ ra hoa và đậu quả cao hơn hẳn những giống nhãn thường.
Quả nhãn muộn miền thiết cho quả to tròn có màu vàng sáng bóng. Bên trong lớp cùi dày hạt nhỏ khi ăn cho vị ngọt đậm đà và hương thơm mát. Năng suất trung bình của nhãn muộn khoảng 200kg/cây/năm. Thời gian cho thu hoạch nhãn thường kéo dài từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 9 hàng năm. Khi các giống nhãn khác đã thu hoạch hết thì mới đến nhãn muộn nên giá bán lúc nào cũng cao hơn hẳn. Có thể nói Miền Thiết là giống cây thương hiệu chủ lực của Thương hiệu nhãn Hưng Yên ra cả nước. Là cây trồng cho năng suất cao.
Quả nhãn muộn miền to tròn vỏ sáng bóng
=>>>>Xem thêm: Cách trồng chăm sóc nhãn lồng
Cách trồng và nhân giống nhãn muộn Miền
Hiện nay giống Nhãn Muộn miền được nhân giống theo phương pháp ghép mắt giúp tạo ra cây giống với đầy đủ tính trạng của cây đầu dòng cho năng suất cao, chất lượng ổn định. Cần chọn những cây giống cao trên 60cm và khỏe mạnh không sâu bệnh.
Thời vụ trồng :
Nhãn muộn miền được trồng thường vào vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 và vụ thu đông bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 9.
Chuẩn bị đất trồng cây :
Đất trồng nhãn muộn miền cần loại đất giàu dinh dưỡng. Có thể là loại đất thịt cát pha và đất phù sa màu mỡ. Trước khi trồng bạn nên dọn sạch cỏ dại, lên luống cao 50cm và đào hố với kích thước tối thiểu 50x50x50cm. Mỗi hố cách nhau khoảng 3m trở lên để giúp cây nhãn muộn miền sau này phát triển tốt nhất.
Chú ý trước khi trồng bạn cần bón lót cho đất một lượng phân chuồng hoai mục và super lân cùng với vôi bột.
Trước khi trồng 1 tháng bạn tiến hành bón lót cho hố trồng khoảng 20kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân Super Lân + 1kg vôi bột khử trùng để giúp khử sạch mầm bệnh bên dưới đất. Trộng đầu hỗn hợp phân và đất rồi lấp lại.
Cây giống nhãn muộn miền không sâu bệnh
Cách trồng cây :
Sau khi bạn đã chuẩn bị xong đất trồng và cây con giống bạn tiến hành trồng vào hố. Chú ý không được để phần rễ tiếp xúc trực tiếp với phần phân bên dưới. Đào một hố nhỏ ở trung tâm hố có kích thước rộng bằng bầu cây giống. Nhẹ nhàng đặt cây xuống theo hướng thẳng và lấp đất lại sao cho chạm vào phần cổ rễ của cây. Có thể dùng cọc để cố định cây con ban đầu giúp chúng không bị đổ khi có mưa gió.
Tưới nước : Khi mới trồng cây con giống nhãn muộn miền xong bạn tiến hành tưới nước ngay. Nếu như trời khô hạn nắng bạn nên tưới 1 lần/ngày vào mùa mưa có thể ngưng tưới nước và chú ý xử lý thoát nước cho đất.
Kĩ thuật chăm sóc cây nhãn
Bón phân cho cây nhãn :
Ngoài việc tưới nước thì để cho ra những chùm nhãn to tròn thơm ngon cần bạn phải bón phân định kì. Tùy theo tuổi cây và chất đất bạn có thể tăng giảm lượng phân bón cho cây. Đợt bón thúc hàng năm sẽ vào thời điểm tháng 2-3, tháng 6-7 và vào tháng 8-9.
Lượng phân bón sẽ như sau : phân chuồng hoai mục 10kg, đạm Ure 1kg, NPK khoảng 1kg.
Cắt tỉa cho cây nhãn muộn Miền :
Thời gian đầu sau khi trồng 3 tháng cây đã bắt đầu trổ cành mạnh mẽ. Bạn tiến hành cắt tỉa cành cấp 2 để tạo cành cấp 2. Từ cành đã cắt cây sẽ đâm ra 2 cành mới. Khi cành cấp 2 phát triển bạn có thể tạo cành cấp 3-4. Ngoài ra cũng cần tỉa bỏ những cành già, khô héo bị sâu bệnh để cây dồn sức nuôi những cành còn lại.
Chăm sóc cắt tỉa cho nhãn muộn miền
Phòng trừ sâu bệnh :
Cây nhãn muộn Miền ít sâu bệnh nhưng vẫn gặp một số loại bệnh điển hình ở các giống nhãn nói chung như bệnh thối quả, bệnh vàng lá, bị nhiễm sâu bệnh như bọ xít, nhện vàng vv. Cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời từ đó có biện pháp xử lý cho cây. Những loại côn trùng bạn có thể bắt bằng tay hay dụng cụ nếu nhiều có thể sử dụng các chế phẩm bảo vệ thực vật để phun.
Thu hoạch nhãn muộn Miền :
Thời điểm quả chín sẽ chuyển từ nâu xanh sang vàng nâu sáng bóng. Quả to và mọng chứ không còn hơi xùi như trước. Bạn có thể thu hái dần từng đợt một cho đến hết. Nên thu hái vào ban ngày khi trời mát và dùng kéo chuyên dụng cắt chùm nhãn rồi bảo quản nơi thoáng mát. Sau khi thu hoạch xong bạn làm sạch cỏ tỉa bớt cỏ dại để cây tiếp tục cho vụ sau