Nhãn được trồng ở nhiều nơi tại nước ta nhưng hiếm nơi nào lại cho những quả thơm ngon và ngọt đặc biệt như ở Hưng Yên. Có lẽ vì hợp với khí hậu thổ nhưỡng nơi đây mà loại nhãn lồng Hưng Yên thơm ngon đến lạ thường.
Nhãn lồng Hưng Yên đã trở thành đặc sản nức tiếng cả nước. Chính ở chùa Hiến, tỉnh Hưng Yên nơi có cây nhãn tổ được dựng bia ghi danh là sản vật tiến vua thời xưa. Nhãn lồng ra hoa vào những ngày mưa phùn và lạnh mùa xuân. Nếu như có dịp ghé qua mùa hoa nhãn nở bạn sẽ cảm nhận được mùi hương lan tỏa nhẹ nhàng làm đắm say lòng người.
Đến tháng 7 nhãn lồng chín rộ. Bạn sẽ choáng ngợp khi đi ngang qua Hưng Yên thời điểm này. Bạn có thể chạm tay vào những chùm nhãn đung đưa trước gió.
Nhãn lồng hưng yên cho quả to tròn đều
Từng trái nhãn, vị nhãn đều đậm đà một hương vị khó quên, không thể trộn lẫn với bất cứ nơi đâu. Nhãn lồng Hưng Yên cho thứ quả to tròn đều. Phần vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày khi bóc lớp vỏ mỏng láng để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà, bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy. Khi đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai. Mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh khiết và dịu mát.
Thông tin liên quan
Đặc điểm hình thái cây nhãn lồng Hưng Yên
Nhãn lồng Hưng Yên là nhóm cây cho tán khá cao và rộng. Cây thân gỗ nhiều cành xanh tốt. Lá nhãn có hình lông chim mọc so le nhau. Nhãn ra hoa vào mùa xuân cho hoa màu vàng nhạt khá đẹp. Cây nhãn chịu rét tương đối hơn một số loại cây như vải và cũng không quá kén đất.
Cây nhãn thích nghi tốt với loại đất giàu dinh dưỡng, đất thịt pha cát. Độ pH = 4,5 – 6,0 là thích hợp nhất. Ngoài việc trồng bằng hạt ra thì hiện nay nhãn được trồng phổ biến bằng phương pháp chiết hay ghép. Cây trồng đến ngoài năm thứ 3 sẽ cho quả và thời gian cho quả cũng rất lâu.
Nhãn lồng màu nâu nhạt vỏ mỏng
Nhãn lồng vị ngọt thơm giòn dai
Xem thêm
Kỹ thuật trồng và nhân giống nhãn lồng Hưng Yên
Khí hậu : Cây nhãn sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 21 – 27 độ C, mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25 – 31 độ C
Thời vụ trồng : Nhãn lồng được trồng tại Hưng Yên và các nơi khác theo 2 vụ chính vào 2 – 3 và tháng 8 – 9 hàng năm.
Tiêu chuẩn chọn giống :
Nhãn lồng có thể nhân giống bằng kĩ thuật gieo hạt hoặc chiết cành.
- Gieo hạt : Hạt khi bạn lấy về cần ngâm trong khoảng 1 ngày để hạt mềm nở to. Sau đó bạn tiến hành ủ vào đất cát ẩm 2 – 4 ngày.
- Chiết cành: Bạn tiến hành chiết cây từ cây mẹ. Khi nào đường kính gốc chiết khoảng 2cm và chiều dài 50cm trở lên bạn chiết xuống và quân thêm bên bầu đất một lớp bùn rơm giúp kích thích rễ mọc ra. Khi nào rễ đâm ra hết lớp bùn rơm này bạn tiến hành đem trồng xuống đất.
Cây giống nhãn lồng đạt tiêu chuẩn tại vườn giống
Chuẩn bị hố trồng cây
Trước khi trồng 1 tháng bạn cần đào hố và bón lót cho hố một lượng phân bón vừa đủ. Cần đào hố với kích thước tối thiểu là 50x50x50cm và tiến hành bón 10kg phân chuồng hoai mục cộng với 1kg phân NPK và vôi bột khử trùng.
Sau khi đã chuẩn bị cây giống và đào hố xong bạn tiến hành trồng cây con giống. Bóc phần bầu đất ra và đặt nhẹ nhàng xuống dưới hố. Lấp đất lại sao cho phần đất cao hơn gốc cây 2cm là được. Lèn chặt cố định cây con giống không bị lung lay. Bạn có thể cắm cọc để trồng cây con tránh gió bão làm đổ. Trồng xong tưới nước duy trì độ ẩm ngay.
– Bón phân: Định kì 2-3 tháng bón phân cho cây 1 lần. Bón phân cần chú ý thời kì ra hoa đậu quả. Lượng phân bón tùy thuộc vào độ dinh dưỡng của đất và tình trạng sinh trưởng và phát triển của nhãn lồng.
– Tưới nước: Cây nhãn lồng ưa ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng. Thời điểm mới trồng nên tưới nước 2 ngày 1lần. Ở các tháng tiếp theo giảm dần số lần tưới đi. Mùa khô nên tăng lượng nước tưới còn mùa mưa cần tránh cây ngập úng.
Chăm sóc cây nhãn lồng sai hoa
– Tỉa cành tạo tán: Việc tỉa cành tạo tán sẽ giúp cho cây không tranh lượng ánh sáng của nhau. Hơn thế nữa việc tạo tán sẽ giúp loại bỏ những cành già cành héo úa để cây tập trung nuôi cành khỏe mạnh. Cắt tỉa còn giúp tạo hình cho cây thấp tầng và xòe tán rộng hơn khiến chất lượng và số lượng quả được cao hơn trên 1 cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Nhãn là loại cây có quả ngọt do đó rất được nhiều côn trùng đến chích hút gây thối quả và giảm năng suất. Một số loại sâu thường gặp dó là bọ xít, rệp sáp, dơ rốc và các loại ròi đục thân đục lá. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc phun đều lên cây sẽ giúp hạn chế được sâu bệnh và giúp cây phát triển tốt nhất.
Kĩ thuật cắt tỉa cho cây nhãn lồng
Thu hoạch quả nhãn lồng
Nhãn lồng Hưng Yên khi chín vỏ quả sẽ chuyển từ màu nâu xanh sang nâu sáng. Qủa cũng nhẵn bóng hơn. Khi bóc lớp vỏ ra bạn sẽ thấy cùi thịt dày và hạt đã chuyển sang màu đen. Lúc này bạn nên chờ thời điểm ngày tạnh ráo thu hoạch quả để chất lượng quả ngon nhất. Hái xong bảo quản nhãn lồng vào nơi khô thoáng mát để giữ được quả có độ tươi ngon lâu hơn.