CHUYÊN MỤC

Nhãn muộn Hà Tây – Cách trồng chăm sóc cây nhãn muộn

Liên hệ

  • Tình trạng: Còn hàng
Thông tin sản phẩm

Không chỉ cho năng suất cao mà giống nhãn muộn Hà Tây còn có hương vị thơm ngon hơn nhiều các giống nhãn khác. Nhờ chất lượng tuyệt vời của chúng mà năm 2007 giống nhãn này đã được Bộ Nông Nghiệp cấp thương hiệu.

Nhãn là giống cây trồng quen thuộc và cho giá trị kinh tế cao ở nước ta từ rất lâu. So với các nước bạn như Trung Quốc, Thái Lan thì giống nhãn Việt Nam có nhiều ưu điểm nổi trội như sinh trưởng nhanh, năng suất cao, chất lượng quả tốt nên được đầu tư phát triển mạnh.

Một trong những giống nhãn được trồng nhiều hiện nay đó là nhãn muộn Hà Tây. Từ năm 2007 giống nhãn này đã được Bộ Nông Nghiệp cấp thương hiệu quốc gia từ đó diện tích trồng giống nhãn này không ngừng tăng cao.

Thông tin liên quan

Đặc điểm giống nhãn muộn Hà Tây

Nhãn muộn Hà Tây với nhiều ưu điểm hơn so với các giống nhãn khác như cho chất lượng quả to, cùi dày mọng nước và lượng đường cao. Không những thế vỏ nhãn muộn này khá mỏng nên rất dễ ăn. Trung bình một kg có khoảng 105 quả. Nhãn muộn Hà Tây là giống cho thu hoạch dài và muộn nhất trong các giống nhãn khoảng 50 ngày.

Nhãn muộn Hà Tây được đánh giá là có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, chịu úng cao và có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau vẫn cho chất lượng quả ngon và năng suất cao. Do đặc tính cho thu hoạch muộn hơn so với các giống khác nên bán được giá hơn từ đó tiềm năng kinh tế phát triển loại nhãn này rất cao.

Cách trồng nhãn muộn Hà Tây

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống

Hiện nay giống nhãn muộn Hà Tây được trồng và nhân giống bằng phương pháp vô tính nên có ưu điểm là cho chất lượng ổn định, nguồn gen không bị thoái hóa như trồng bằng hạt đồng thời cây giống nhanh cho ra trái. Khi chọn cây con giống bạn nên chọn những cây to khỏe cao khoảng 40cm và đủ bộ rễ sẽ cho cây nhãn sức sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng

Nhãn muộn Hà Tây có thể trồng được quanh năm với khí hậu nước ta. Tuy nhiên cần chú ý nếu như trồng vào mùa mưa cần có chế độ thoát nước cho cây để cây không bị úng ngập. Trồng vào mùa khô thì cần cung cấp đủ nước cho cây để cây phát triển tốt.

Do tán cao và rộng nên mật độ trồng cây tốt nhất là 6m. Theo mật độ này thì một ha sẽ trồng khoảng từ 300-350 cây.

Xem thêm các cây nhãn giống khác: Cây giống nhãn thái, Cây giống nhãn sớm hưng yên

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng

Trước khi trồng nhãn bạn cần chuẩn bị đất thật sạch sẽ bằng việc làm sạch cỏ dại, vun xới đất cho tơi xốp. Nhiều vùng đất trũng thấp nên cần được lên luống cẩn thận cao khoảng 50cm. Đào hố trồng nhãn muộn phải có kích thước tối thiểu 60x60x60cm thường là hình vuông hoặc tròn.

4, Phân Bón Lót

Trước khi trồng cây bạn cần bón lót cho hố trồng. Loại phân bón cần bón lót thường là phân chuồng hoai mục 20kg, 1kg phân Lân và vôi bột để khử trùng. Trộn phân với đất rồi ủ trong 1 tháng trước khi trồng sẽ giúp đất hấp thu được dinh dưỡng và khử hết mầm bệnh hại.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Nhãn Muộn Hà Tây

Khi trồng nên chọn thời điểm mát mẻ không mưa để trồng. Khi trồng cây tách bỏ túi bầu đất và đặt nhẹ nhàng hướng cây đứng thẳng. Lấp đất kín hố và lèn chặt đất cho chắc. Trồng xong tưới nước ngay để giúp cây mau bén rễ và xanh tốt trở lại.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Nhãn Muộn Hà Tây

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

Nhãn muộn Hà Tây có yêu cầu lượng nước ở mức trung bình. Thời điểm cần chú ý cung cấp đầy đủ nước cho cây là lúc cây đang lớn, lúc quả sắp chín và trong mùa khô hạn. Chú ý sau thời điểm mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt cho đất giúp gốc luôn thông thoáng. Mùa khô sau khi tưới nước cần phủ quanh gốc rơm rạ để tránh bốc hơi nước trong đất. Hàng năm vun xới định kì vào vụ thu và vụ xuân.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình

Để tăng năng suất cho cây thì việc cắt tỉa tạo tán là điều cần thiết. Càng nhiều cành nhánh thì quả sẽ ra nhiều hơn. Chú ý cắt tỉa chia làm nhiều đợt cụ thể như sau:

+ Đợt 1: Khi mới trồng cành phát triển dài bạn tiến hành cắt tỉa cành ngọn để giúp tạo cành nhánh cấp 1. Một cây chỉ để lại 2-3 cành chính để nuôi. Những cành cấp 1 sau khi phát triển dài bạn tiến hành cắt phần ngọn để chúng phát triển thành cành cấp 2. Cứ thế bạn tiến hành cắt tỉa và tạo dáng tròn cho cây.

+ Đợt 2: Khi cây ra hoa bạn tiến hành cắt tỉa bớt những chùm hoa bị sâu bệnh. Tia bớt những chùm hoa mọc dày và hoa nhỏ. Chỉ để lại hoa mọc vừa phải sẽ giúp chất lượng quả được tốt và năng suất cao hơn.

+ Đợt 3: Cây sau mỗi vụ thu hoạch bạn cần tiến hành cắt bỏ toàn bộ những cành bị sâu bệnh, cành già và cành vượt. Chỉ để lại những cành to khỏe và giúp cây được thông thoáng hạn chế sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây

Tùy và sức khỏe của cây và chất dinh dưỡng trong đất mà bạn tiến hành bón thêm phân cho cây. Cây ở độ tuổi từ 1-3 năm sau khi trồng mỗi năm bón 3 lần mỗi lần cách nhau 3 tháng. Mỗi gốc bạn tiến hành bón 1kg phân NPK 20:20:15.

Những cây trên 3 năm tuổi là thời kì cây bắt đầu cho thu hoạch hàng năm bạn tiến hành bón phân theo liều lượng tăng dần. Năm nào sai quả bón tăng them 10%. Loại phân bón cho mỗi gốc khoảng 3-5kg phân NPK 15:10:15

8, Thu Hoạch và Bảo Quản

Nhãn muộn Hà Tây cho thu hoạch muộn hơn các giống nhãn khác khoảng 50 ngày. Khi bạn để ý thấy quả chín sẽ chuyển sang màu nâu nhẵn. Khi ăn thử nhãn sẽ thấy ruột mềm hương vị ngọt và bùi. Thu hoạch quả vào ngày nắng ráo không mưa vì nếu trời mưa quả sẽ nhạt hơn. Dùng kéo cắt từng chùm và bảo quản nơi thoáng mát sẽ giúp chất lượng quả được tươi lâu hơn.

Việc bảo quản nhãn cũng cần chú ý để tránh quả bị dập nát. Có thể xếp vào sotjcos lót rơm rạ và chuyển đến nơi bảo quản thoáng mát.

Xem thêm: Các loại cây nhãn giống

Sản phẩm khác