Cây ăn quả có múi là dòng cây ăn quả có nhiều bệnh hại hơn so với loại cây ăn quả không có múi. Trồng cây ăn quả có múi lo ngại nhất là vấn đề về bệnh hại, nhiều bà con khi thấy bệnh hại xuất hiện trên cây ăn quả nhà mình không xử lí nhanh để cho chúng lây lan sang cả vườn dẫn đến việc điều trị bệnh càng trở nên khó khăn và kết quả là năng suất và chất lượng quả thu hoặc được không tốt như mong đợi.
Hôm nay, chuyên mục chúng tôi xin chia sẻ cho bà con về các bệnh và cách phòng trừ bệnh trên cây ăn quả có múi như: Cam, quýt, bưởi, chanh….bà con cần lưu ý để phòng bệnh cho cây ngay từ đầu và chẳng may khi dịch bệnh xuất hiện có thể nhanh chóng, kịp thời điều trị tránh ảnh hưởng đến quả thu hoạch.
Phổ biến kiến thức cho bà con về các loại sâu bệnh chính và cách phòng chống sâu bệnh trên các loại cây có múi (cam, quýt, chanh, bưởi).
Xem thêm: Các bệnh hại cây cà chua, Các bệnh trên cây bưởi
Thông tin liên quan
1. Bệnh vàng lá
Dấu hiệu bệnh: Đây là loại bệnh thường gọi là greening xuất hiện khá nhiều trên các loại cây ăn quả có múi. Khi cây bị bệnh lá sẽ bị loang lổ, lá sẽ dần chuyển sang màu vàng và nhỏ lại, hoa ra không đúng vụ, quả nhỏ và chậm phát triển, hạt lép
Nguyên nhân: Do một loại vi khuẩn có tên là Liberobacter asiaticum
Cách phòng trị: Khi cây đã bị mắc bệnh nếu không điều trị kịp thời từ một đám nhỏ sẽ lây lan ra khắp các bộ phận của cây. Đây là loại bệnh khá nguy hiểm cần phòng trừ bằng cách:
- Tuyệt đối không dùng cây đã từng mắc loại bệnh này để sử dụng để chiết, ghép
- Khi thấy dấu hiệu của bệnh cần loại bỏ những cành, lá đã mắc bệnh và lập tức phun loại thuốc Trebon 0,1% cho cây.
- Để phòng trừ đợt bệnh sau cần phun loại thuốc Trebon 0,1% ngay từ khi cây bắt đầu ra lộc non.
2. Bệnh chảy gôm, thối rễ
Dấu hiệu của bệnh: Bà con cần chú ý quan sát cây thường xuyên khi cây đã mắc bệnh thối rễ thì rất khó để có thể cứu sống cây. Khi cây mắc loại bệnh thối rễ, rễ cây sẽ không có khả năng hút được nước và các chất dinh dưỡng lá cây bắt đầu vàng, rụng, thân cây sẽ bị chảy gôm, khi bà con bóc lớp vỏ quanh thân cây thì bên trong đã thối và mục nát vào đến tận thân gỗ dần dần cây sẽ bị chết toàn bộ.
Nguyên nhân: Loại bệnh thối rễ này gây ra do tác động của nấm Phytophthora sp. Loại nấm này sẽ nhanh chóng lan ra toàn bộ cây khiến cây chết. Đây cũng là một loại bệnh khá nghiêm trọng.
- Cách phòng trị bệnh thối rễ: Đây là loại bệnh chỉ có thể phòng, khi cây đã mắc rất khó để cứu sống cây. Cần phòng bệnh thối rễ bằng cách:
- Sử dụng phương pháp ghép bằng gốc cây khỏe mạnh, có thể sử dụng gốc cây chấp – loại gốc cây được nhiều người ghép thành công và thích hợp với những loại cây ăn quả có múi
- Hệ thống tưới tiêu nước phải tốt, tránh tính trạng nước ngập lâu trong vườn lâu dần bệnh hại phát triển làm thối gốc cây
- Bón các loại phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, chất hữu cớ có chứa nhiều nấm Trichoderma đây chính là loại nấm đối kháng với loại nấm gây ra bệnh thối gốc.
3. Bệnh Tristeza
Dấu hiệu bệnh: Khi cây mắc bệnh Tristeza lá sẽ nhanh chóng bị rụng, các đọt non sẽ chết, bộ rễ của cây bị hỏng nghiêm trọng, nếu để lâu dài cây sẽ bị chết.
Nguyên nhân: Do cây bị nhiễm virus nhiễm loại virut này ảnh hưởng đến cây theo những mức độ, giống khác nhau: Đối với những cây bị nhiễm nhẹ, thường là trên cây chanh giấy năng suất quả ít bị ảnh hưởng hơn. Đối vơi cây cam, bưởi chùm cây bị nhiễm virut sẽ làm cây bị lùn và vàng lá. Đối cới cây cam chua cây bị nhiễm bệnh sẽ lùn, thân bị lõm cây rất nhanh chết. Đối với cây bưởi, bị nhiễm loại bệnh này cây sẽ bị lõm nặng trên cả thân cũng như cành cây, khiến cành dễ gãy năng suất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với loại quýt đường, cây nhiễm bệnh trái quýt sẽ bị vàng đít và bị rụng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế.
- Cách phòng trị bệnh Tristeza: Cần phòng trị bện bằng cách:
- Chọn cây giống không nhiễm bệnh này từ trước khi trồng bạn nên mua những cây giống sạch, nơi bán cây giống uy tín
- Khi cây mắc bệnh rất khó xử lí. Vì thế khi cây ra mầm non cần phun luôn thuốc trừ rầy để phòng tránh.
4. Bệnh loét
Dấu hiệu bệnh: Khi cây mắc bệnh loét sẽ thấy những đốm vàng nhỏ li ti như kim châm xuất hiện trên các lá non, lâu dần những vết vàng đó sẽ chuyển thành màu nâu nhạt. Bệnh này xuất hiện khi cành, lá, trái đang non. Vào mùa mưa bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh loét làm cây bị rụng lá, cành khô và chết, trái rụng hàng loạt
Nguyên nhân: bệnh loét do một loại vi khuẩn có tên là Xanthomonas axonopodis pv. Citri tác động
Cách phòng trị bệnh loét: Phòng trị bệnh loét gây ra cho cây theo cách sau:
- Thường xuyên tỉa cành, lá cho cây. Khi xuất hiện bệnh loại bỏ nhanh chóng những lá, cành, quả đã bị nhiễm bệnh
- Trị bệnh bằng các phun thuốc Copper Oxychloride cho cây. Đồng thời quét vôi lên gốc và thân cây. Chú ý trước khi phun thuốc cần phun một đợt nước sạch trước khoảng 1 giờ đồng hồ.
5. Bệnh ghẻ nhám
Dâu hiệu bệnh: Trên các bộ phận của cây thường xuất hiện những vết bệnh màu vàng và màu nâu nhạt khiến lá bị biến dạng sau đó bị rụng. Cành và lá nhanh chóng bị khô
Nguyên nhân: Nấm Elsinoe fawcettii phát triển trên cây gây ra.
Cách phòng trị bệnh ghẻ nhám: Cần vệ sinh sạch sẽ cỏ dại, cắt tỉa cây thường xuyên. Phun thuốc gốc đồng phòng ngừa khi cây bắt đầu ra đọt non. Khi cây đã mắc bệnh cần phun thuốc Metiram Complex cho cây mỗi tuần một lần đến khi cây khỏi bệnh.