Thanh long với hình thù đẹp mắt và hương vị thơm ngon từ lâu đã được ưa chuộng khắp cả nước. Loại quả này không những tốt cho sức khỏe mà còn được sử dụng để chữa một số bệnh khá hiệu quả.
Nhiều người bị hương vị thơm ngon của những quả thanh long mê hoặc khiến mỗi khi đến mùa họ đều tìm mua cho bằng được. Không chỉ thơm ngon ăn ngọt mát mà giá thành của loại trái cây này cũng khá rẻ. Chính vì thế mà càng ngày nhiều nhà vườn đã nhân rộng mô hình trồng cây thanh long để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Thông tin liên quan
Đặc điểm của cây thanh long
Thanh long có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Nam Mỹ xa xôi. Loại cây này thuộc cùng họ với loài xương rồng. Từ khi khám phá được hương vị thơm ngon của chúng thì loại cây này đã được nhân rộng sang khắp Châu Á trong đó có Việt Nam. Ở nước ta vùng trồng nhiều thanh long nhất phải kể đến vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Xem thêm: Cây dâu tây, cây tiêu
Hiện nay nước ta có 2 giống thanh long chủ đạo là thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ. Đây là loại cây có sức sinh trưởng tốt và mất ít công chăm sóc. Cây là loại thân mềm giả gỗ. Thân có 3 cạnh mọc dài ra như xương rồng. Thân có nhiệm vụ giữ nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây và loại cây này thân coi như lá luôn. Qủa thanh long có dạng hình cầu dài với những vảy dài bám xung quanh quả. Bên trong lớp vỏ màu hồng kia là lớp thịt vỏ trắng ngần với những hạt nhỏ li ti như hạt vừng đen. Khi ăn thanh long bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt mát và thanh rất dễ chịu.
Dinh dưỡng trong quả thanh long
Thanh long là loại cây có nhiều chất dinh dưỡng. Hàm lượng Vitamin khá dồi dào như Vitamin B, A, C cùng một số hợp chất khác như Kali, Canxi, Chất xơ và sắt. Theo nghiên cứu thì khi ăn loại quả này sẽ cực kì tốt cho tim mạch và ngăn ngừa mụn nhọt vì đây là loại quả giải nhiệt rất tốt. Ngoài ra một số nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất chống oxy hóa trong thanh long còn giúp ức chế khả năng phát triển của các tế bào ung thư.
Cách trồng cây thanh long
Cây thanh long dễ trồng và không tốn nhiều công chăm sóc. Để cho thu hoạch cao thì khâu chọn giống đòi hỏi phải cẩn thận và kĩ càng.
Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Để cây phát triển tốt bạn cần phải chọn được những hom chất lượng. Hom đạt tiêu chuẩn cần phải cao khoảng 40cm trở lên và không bị sâu bệnh. Đáy hom cần phải sạch sẽ để hom không bị thối. Trước khi trồng ra vườn bạn có thể giâm hom cho ra rễ sau đó có thể trồng ra ngoài vườn sẽ đảm bảo cây phát triển tốt hơn.
Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Cây thanh long có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất bạn nên trồng vào mùa xuân và đầu mùa thu. Cây nên trồng với mật độ khoảng cách 3m trồng một trụ cây. Vì thanh long là loại cây bám trụ nên việc chọn lựa trụ kĩ càng sẽ giúp cây phát triển một cách tốt hơn.
Trụ thường được chọn là loại trụ bê tông có đường kính khoảng 20cm và dài đến hơn 2,5m. Trụ sau khi tiến hành chôn sẽ cao khoảng 2m thích hợp để cây thanh long phát triển.
Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Cây thanh long không quá yêu cầu về loại đất trồng. Do cùng họ với xương rồng nên bạn có thể trồng thanh long ở những nơi đất cằn và độ ẩm thấp cây vẫn phát triển được. Sau khi đã chọn lựa được đất và vị trí trồng bạn tiến hành cắm cọc cố định giá thể trồng thanh long. Sau khi cắm cọc bạn tiến hành đào đất quanh cọc và làm cho tơi xốp. Trước khi trồng nên bón lót một lượng phân chuồng hoai mục trộn đều với đất phủ kín lên bề mặt 1 tháng sau mới đen trồng các hom.
Kỹ Thuật Trồng Cây Thanh Long:
Một trụ bạn đặt từ 3-4 hom xếp xung quanh. Chú ý khi đặt nhớ áp mặt phẳng của hom vào bề mặt trụ để sau này hom ra rễ có thể bám vào trụ. Cố định hom vào trụ để không cho gió làm lung lay khi mới trồng. Khi rễ đã bắt đầu mọc ra bạn có thể để cây tự bám vào bề mặt trụ.
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Do là giống cây chịu hạn tốt nên việc tưới nước cũng đơn giản hơn. Chỉ cần chú ý giữ ẩm cho đất đều không để đất bị khô. Vào mùa khô cần bổ sung lượng nước tưới nhiều hơn và mùa mưa chú ý thoát nước tốt cho cây thanh long. Bên cạnh việc tưới nước thì làm cỏ dại cũng là công việc quan trọng giúp cây phát triển tốt hơn và không bị nhiễm sâu bệnh.
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Sau khi trồng cây được 3 tháng lúc này bạn tiến hành cắt tỉa chỉnh đốn lại hướng cây. Từ mặt đất tới đỉnh trụ cây chỉ nên để lại 1 cành. Trên đỉnh cành có thể để phát triển tự nhiên và cắt tỉa tạo tán đều bốn phía giúp cây hấp thu được ánh sáng nhieuf nhất. Với mỗi cành nhánh phát triển ra chỉ cần để 2 cành con là đủ. Giữ lại những cành to khỏe còn loại bỏ những cành già yếu khô héo.
Kỹ thuật Bón phân:
3 loại phân bón bạn cần chú ý để giúp thanh long phát triển đó là phân hóa học, phân bón lá và phân NPK . Định kì hàng năm bón cho cây 3 loại phân bón này vào mỗi trụ. Mỗi đợt bón cách nhau khoảng 2 tháng. Sau khi cây đã cho thu hoạch thì mỗi năm tăng lượng phân bón cho mỗi trụ khoảng 15%.
Phòng Trừ Sâu Bệnh:
Một số loại côn trùng gây hại chủ yếu treencaay thanh long là kiến lửa, ruồi đục quả và rệp sáp. Bạn có thể phòng trừ bằng cách phun một số loại thuốc diệt côn trùng xung quanh gốc cây và ngay vị trí côn trùng tấn công cây.
Ngoài ra cây còn mắc một số loại bệnh như bệnh thối cành, nám và bệnh thán thư. Nên làm vệ sinh vườn sạch sẽ thường xuyên và nhổ sạch cỏ dại sẽ giúp giảm hẳn tỷ lệ mắc bệnh.
Thu Hoạch và Bảo Quản
Cây thanh long từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 32 ngày. Khi thấy quả to và sờ nắn thấy mềm là bạn có thể thu hoạch được. Qủa thanh long khi chín sẽ có màu hồng tươi, những vảy xanh hơi chuyển sang màu vàng. Lúc này bạn tiến hành thu hái dàn từng đợt cho đến hết. Bảo quản thanh long trong thời tiết mát mẻ sẽ giúp thanh long để được lâu hơn.