Với nhịp sống cũng như môi trường và đạo đức của một số người trồng cây ăn quả bất chấp mọi thứ chỉ nghĩ đến lợi nhuận như hiện nay thì việc đưa ra một quy định, nguyên tắc chung về trồng và chăm sóc vườn cây ăn quả đảm bảo VSATTP là rất cần thiết.
Hiện nay ít người Việt Nam giám ăn hoa quả bởi họ không phân biệt được đâu là loại hoa quả sạch hay loại hoa quả có hóa chất. Nên với những người trồng quy mô và có giấy chứng nhận cũng như cam kết hoa quả sạch đáp ứng an toàn thực phẩm được nhiều người lựa chọn tiêu thụ.
Chứng nhận cây ăn quả đạt VSATTP được nhiều nơi cấp như: GlobalGAP, VietGAP, ASEANGAP …..những sản phẩm được những nơi này cấp giấy cần phải trải qua các thí nghiệm xác định xem có các thành phần độc hại đối với cơ thể con người hay không? Chẳng hạn như thuốc trừ sâu, những loại kim loại nặng…..
Vì thế nếu bạn đang trồng cây ăn quả, để lượng hoa quả của mình được nhiều người lựa chọn cũng như nghĩ cho sức khỏe của mọi người và cho chính bản thân bạn và gia đình bạn hãy thực hiện theo nguyên tắc dưới đây:
Xem thêm: rệt phấn trắng, kỹ thuật trồng cây cam
Thông tin liên quan
A.Trồng cây mới hoàn toàn
1.Nguyên tắc về đất trồng
Đất trồng đáp ứng được tiêu chuẩn là đất có độ PH từ 6 đến 6.5, mỗi loại hoa quả sẽ có một độ PH thích hợp khác nhau nhưng không chênh nhau nhiều. Cần sử dụng máy đo độ PH để có sự chính xác tuyệt đối.
Đất trồng cây cần có khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng của cây, đất phải thoát nước nhanh cũng như có nhiều chất dinh dưỡng. Đất trồng cây không được quá dốc chỉ nên từ 20 độ trở lại.
Loại đất trồng tốt có tầng canh tác dày thì năng suất và chất lượng quả sẽ cao bởi tầng đất canh tác dày có thể giúp dễ cây phát triển tốt, có nhiều nước cung cấp cho cây hơn.
2.Giống cây trồng
Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc trồng cây giống thì nên mua luôn giống ở những cửa hàng cây giống uy tín được nhiều người tin dùng.
Bên cạnh cây giống vể cây ăn quả có thể tìm thêm cây giống xen canh thời vụ ngắn vừa có thể giữ ẩm cho đất, vừa tránh sói mòn vừa tăng thu nhập….Tuy nhiên cần chú ý loại cây trồng xen canh cần phải tương đồng về đặc tính chẳng hạn như không được cạnh tranh về chất dinh dưỡng, nguồn nước cũng như ánh sáng với cây ăn quả bạn trồng.
3.Phân bón cung cấp cho cây
Phân bón thường sử dụng chính là phân chuồng, phân NPK, đối với phân chuồng cần ủ kĩ và phải được xử lí có thể trộn chung với vôi và phơi ải mới tiến hành bón cho lót cho cây. Phân NPK cần mua đúng tránh mua phải hàng giả bởi hiện nay do loại phân này tốt được bà con dùng nhiều nên nhiều người với tư tưởng xấu ham làm giàu đã sản xuất loại phân NPK giả với mẫu mã khá giống loại thật vì thế cần mua ở nơi có uy tín.
4.Trồng cây
Trước khi trồng cây cần tiến hành đào hố trồng, hố trồng cần đào trước khi trồng 20 ngày và bón lót luôn xuống hố. Kích thước hố trồng cần phụ thuộc vào khí hậu, địa hình, đất trồng nơi đó, thông thường hố trồng thường giao động ở khoảng 60 cm x 60 cm x 60 cm đến 80 cm x 80 cm x 80 cm. Với một số loại cây trồng tán nhỏ một hai năm đầu có thể trồng dày sau đó đến năm thứ ba bạn có thể tỉa sẽ có năng suất cao
Các bước thực hiện: Bóc bao bầu cây -> đặt giữa hố trồng -> lấp đất -> nén gốc -> cắm cọc cố định cây sẽ giúp cây sống sót và phục hồi nhanh -> tưới nước- > tủ rơm giữ ẩm, đối với việc này giúp cho cây hút được nhiều đất dinh dưỡng từ đất hơn
B.Vườn cây đang trồng và cho quả đều
Khi bạn đang trồng một vườn cây ăn quả cũ rồi và cây đang cho quả đều thì cần áp dụng những nguyên tắc về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào??
-Đất trồng: hãy kết hợp trồng những cây ngắn ngày giống như cây họ đậu để đất có thể giữ ẩm được nhiều hơn cũng như có các chất dinh dưỡng mà các cây họ đậu cung cấp cho đất rất tốt cho cây ăn quả phát triển. Một số loại cây họ đậu thích hợp là: cây đậu lông, cây lạc dại……
-Sâu bệnh hại: Không nên sử dụng nhiều hóa chất cũng như hóa chất cấm để diệt trừ sâu bệnh hại điều này vi phạm đến nguyên tắc An Toàn Thực Phẩm, hãy sử dụng các biện pháp thiên nhiên tuy có mất nhiều công sức và hơi cầu kì một chút nhưng sẽ giúp cho quả không bị nhiễm hóa chất độc có hại cho sức khỏe như: Bắt sâu hại bằng tay, dùng các loại bẫy thu hút sâu hại, dùng các loại thù địch với sâu hại, đối với bệnh hại bạn có thể chọn giống cây trồng ít bệnh hại, kháng bệnh tốt cũng như canh tác, cắt tỉa cây có khoa học. Trong trường hợp cây bị sâu bệnh quá nặng mới dùng thuốc trừ sâu nhưng hãy dùng loại thuốc trừ sâu bệnh thảo dược cũng như không nên phun khi quả đang bắt đầu chín. Phun trước khi thu hoạch quả ít nhất là 45 ngày.
-Vệ sinh môi trường trồng cây: Làm sạch sẽ vùng môi trường trồng cây để tránh những bệnh hại phát triển và lây lan
-Phân bón: Bón phân hợp lí và vừa đủ cho cây cần tính toán thật kĩ lưỡng có thể dựa vào kết quả năm trước về số lượng quả và chất lượng quả để cân đối và bổ sung các loại phân vào đất. Đối với ohaan chuồng phải ủ mục và đã được xử kí, đối với các loại phân vô cơ chỉ nên bón ít và tuyệt đối không bón khi cây đang vào giai đoạn thu hoạch