Trái măng cụt là một loại trái cây đặc trưng của miền Nam, miền Tây có hương vị ngọt thanh, thơm mát rất được yêu thích. Trái măng cụt không chỉ ngon mà còn có rất nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai ăn măng cụt cũng đều sẽ tốt cho sức khoẻ, chúng ta cùng tìm hiểu để có thể sử dụng loại trái cây này một cách đúng đắn nhất nhé.
Đặc điểm của trái măng cụt
Trái măng cụt có thể ăn sống, ép nước hoặc chế biến thành các loại đồ uống, thực phẩm khác như làm salad, đóng hộp,… Vỏ trái măng cụt có vị đắng, khi gọt vỏ cần tránh để nước vỏ dính vào thịt quả để không ảnh hưởng đến mùi vị. Lá măng cụt khô có thể dùng để pha trà.
- Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong trái măng cụt có chứa một chất đặc biệt, có tác dụng giải khát, làm mát và giải nhiệt nên măng cụt là trái cây rất bổ dưỡng vào mùa hè. Thứ hai, trái măng cụt rất giàu protein và lipid, có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt, đối với người gầy yếu, suy dinh dưỡng, người sau khi ốm có tác dụng điều dưỡng rất tốt.
- Đông y cho rằng trái măng cụt có tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, làm đẹp da. Đối với những người thường xuyên thích ăn cay, can hỏa mạnh, da dẻ kém sắc thì ăn trái măng cụt thường xuyên có thể thanh nhiệt giải độc, cải thiện làn da.
Những trường hợp cần kiêng kỵ, hạn chế ăn trái măng cụt
- Người béo phì, bệnh thận, bệnh tim nên ăn ít trái măng cụt.
- Người tiểu đường không nên ăn măng cụt.
- Người thể chất yếu chỉ có thể ăn ít chứ không thể ăn nhiều. Chỉ nên ăn tối đa 3 trái măng cụt mỗi ngày, quá nhiều có thể gây táo bón. Nếu chẳng may ăn quá nhiều, bạn có thể đun trà gừng với đường nâu để dung hòa.
- Không ăn trái măng cụt với dưa hấu, sữa đậu nành, bia, bắp cải, cải bẹ xanh, mướp đắng, lá sen và các đồ ăn lạnh khác.
- Khi ăn trái măng cụt tốt nhất không nên làm nát vỏ quả, nước vỏ quả màu tím sẽ ảnh hưởng đến mùi vị.
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc những người bị đau bụng kinh do lạnh không nên ăn trái măng cụt.