CHUYÊN MỤC

Cây giống nhãn muộn hà tây – Cách trồng chăm sóc nhãn muộn hà tây

Liên hệ

  • Tình trạng: Còn hàng
Thông tin sản phẩm

Tuy chín muộn hơn so với các giống nhãn khoảng 45 ngày nhưng giống nhãn muộn Hà Tây lại cho quả to chất lượng thơm ngon hơn hẳn. Nhãn muộn Hà Tây hiện đang được trồng mở rộng ra nhiều tỉnh trên cả nước và trở thành cây trồng chủ lực xóa đói giảm nghèo cho bà con địa phương.

Cây nhãn muộn Hà Tây có tên khoa học là Dimocarpus longan. Năm 2007 giống nhãn này là một trong những giống nhãn quý đã được cấp thương hiệu do Bộ Nông nghiệp cấp. Không chỉ có sức sống mạnh mẽ và ít sâu bệnh. Giống nhãn muộn Hà Tây còn được nhiều người ưa chuộng bởi chính chất lượng quả.

Nhãn muộn hà tây cây nhãn quý được bộ nông nghiệp cấp

Cây nhãn muộn Hà Tây cho thu hoạch vào cuối tháng 9 hàng năm. Thường cây chín muộn hơn những giống nhãn khác 45-50 ngày. Tuy nhiên chất lượng quả cực kì thơm ngon và bổ dưỡng. Nhãn muộn Hà Tây khi chín cho quả khá to và đồng đều. Vỏ quả nâu sáng và mỏng bên trong lớp cùi dày khá giong và mọng nước. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ ngọt sắc hiếm có loại nhãn nào sánh kịp. Chính vì độ tươi ngon như thế mà giống nhãn này được nhiều địa phương trồng với mong muốn gìn giữ giống quý và phát triển kinh tế.

Thông tin liên quan

Gía trị dinh dưỡng của nhãn muộn Hà Tây

Bên trong nhãn có chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp cho nâng cao hệ miễn dịch của bạn giúp cơ thể khỏe mạnh. Hàm lượng Vitamin A, C, và các loại khoáng chất như kẽm, kali magie trong nho muộn khá cao. Nhãn muộn có thể được chế biến thành những loại sinh tố, làm mứt hoặc để ăn tươi rất ngon. Ngoài giá trị dinh dưỡng ra thì nhãn muộn còn được coi như một vị thuốc quý trong đông y giúp điều trị một số loại bệnh về suy nhược thần kinh, mất ngủ và chứng hay quên khá hiệu quả.

Nâng cao hệ miễn dịch nhờ nhãn muộn hà tây

Cách trồng và nhân giống cây nhãn muộn Hà Tây

Nhìn chung với dòng nhãn muộn Hà Tây này có đặc tính cây khỏe mạnh và có thể sinh trưởng phát triển ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Cây dễ ra hoa và đậu quả đồng thời cho năng suất cao và đồng đều qua các năm.

Thời vụ trồng

Giống nhãn muộn Hà Tây này được trồng quanhnawm nhưng nếu chú ý bạn có thể trồng vào mùa xuân. Nếu như trồng vào mùa mưa bạn nên chú ý phải thoát nước cho cây.

Tiêu chuẩn cây giống

Cây nhãn muộn Hà Tây được trồng bằng phương phép chiết hoặc ghép. Những cây nhãn giống được chọn phải đầy đủ bộ phận, cây khỏe mạnh cao trên 60cm và phải sạch bệnh.

Cây nhãn muộn hà tây tại vườn giống

Làm đất đào hố trồng cây 

Để cây được phát triển tốt nhất cần phải tiến hành đào hố và bón lót trước 1 tháng. Hố đào thường là hình vuông, tỉ lệ 60 x 60 x 60 cm và khoảng cách giữa các hố với nhau theo khoảng cách 5m. Tiếp theo bạn cần bón lót cho cây. Sử dụng kết hợp giữa phân chuồng hoai mục ( 20kg) và 1kg phân Super Lân + vôi bột khử trùng. Tiến hành dùng cuốc trộn đều phân với đất và lấp cho gần đầy hố.

Trồng Cây Nhãn Muộn Hà Tây

Việc trồng cây nhãn muộn Hà Tây nên được tiến hành vào thời điển trời râm mát và không mưa. Khi trồng bạn tiến hành rạch bỏ bầu đất. Trồng vào hố đã chuẩn bị sẵn rồi lấp đất ngang phần cổ rễ . Tiếp theo tưới nước ngay để tránh cho cây bị mất nước.

Cách chăm sóc cây nhãn muộn hà tây

Chế độ tưới nước

Đây là giống cây ưa nước nên bạn cần đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt cần chú ý vào thời điểm cây ra hoa đậu quả. Khi mùa mưa đến cần chú ý thoát nước cho cây mùa khô cần tăng lượng nước tưới.

Chú ý : để cây phát triển tốt nhất bạn nên định kì cắt tỉa cỏ dại và thường xuyên và xới xáo cho đất được khô thoáng.

Chăm sóc để cây phát triển tốt

Bón phân Cho Cây

Chia ra làm nhiều giai đoạn để bón phân cho thích hợp

– Cây 1 – 3 năm tuổi: Lúc này cây đang ở giai đonạ sinh trưởng mạnh về chiều cao và tán lá. Bạn định kì 3 tháng bón cho cây 1 lần với khoảng 1 – 1,5kg/gốc loại phân NPK 20 – 20 – 15.

– Cây trên 3 năm tuổi: Đây là thời điểm cây cho ra hoa và quả khá mạnh mẽ. Chính vì thế lượng phân bón cần tăng lên khoảng 15% mỗi năm. Trung bình, mỗi năm bón cho mỗi gốc 3 – 5kg loại phân PNK 15 – 10 – 15 hoặc 20 – 20 – 15.

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình

Cây nhãn muộn Hà Tây cần được cắt tỉa định kì thành nhiều đợt.

+ Đợt 1: Khi cây đã cho thu hoạch được lần đầu bạn tiến hành cắt bỏ những cành vượt, cành sâu bệnh để tạo độ thông thoáng cho cây giúp hạn chế sâu bệnh và cây tiếp nhận được nhiều ánh sáng nhất.

+ Đợt 2: Sau một khoảng thời gian cắt tỉa đợt 1 lúc này những lộc non đã phát triển khá nhiều. Bạn chú ý cắt tỉa những cành có quá nhiều lộc. Mỗi cành chỉ giữ lại khaongr 2-3 lộc to và khỏe để làm cành chính cho vụ sau.

+ Đợt 3: Thời điểm cây ra hoa bạn tiến hành tỉa hoa để loại bỏ những bông sâu bệnh chỉ giữ lại những bông to đẹp. Mỗi nhánh chỉ để lại khoảng 3 bông.

+ Đợt 4: Thời điểm tháng 6 hàng năm khi cây đã ra hoa và hoa tàn chuyển sang giai đoạn đậu quả. Bạn tiến hành loại bỏ những cành không đậu quả những cành hè mọc quá dài.

Phòng trừ sâu bệnh cho nhãn muộn Hà Tây

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Nhãn Muộn Hà Tây:

Cây nhãn muộn thường gặp một số loại sâu bệnh hại cây như bọ xít, rệp ăn hoa và quả non vv. Với những loại sâu bệnh này bạn nên phun một số chế phẩm bảo vệ cây như Sherpa 0,2 – 0,3% giúp diệt bọ xít và dùng tay loại bỏ sâu rệp ăn quả.

Thu hoạch

Nhãn muộn Hà Tây cho thu hoạch vào cuối háng 9 hàng năm. Sau khi thu hoạch xong những loại nhãn khác bạn sẽ có thể thu hoạch loại nhãn này sau cùng. Qủa nhãn khi chín chuyển từ vàng hơi xanh sang vàng nâu. Bề mặt nhãn nhẵn bóng và cùi dày. Phần hạt bên trong chuyển sang đen nhánh là được. Tiến hành thu hoạch vào buổi sáng khi trời mát không mưa. Cắt từng chùm rồi bảo quản nơi thoáng mát sẽ giúp nhãn được lâu và tươi ngon hơn.

 

Tham khảo:

Sản phẩm khác