CHUYÊN MỤC

Những loại sâu bệnh hại cây dừa và cách phòng tránh

Dừa là một loại cây trồng phổ biển của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ thu hoạch quả uống mà thân và lá của dừa còn được dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ và nhiều công dụng khác. Ở nhiều nơi dừa là cây phát triển kinh tế chính nên việc chăm sóc và phòng trừ những loại sâu bệnh hại cây dừa là điều cần quan tâm hàng đầu.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra sự phá hoại của các loại sâu bệnh hại chính là nguyên nhân khiến năng suất dừa giảm mạnh. Ở dừa người ta thống kê được có đến hơn 100 loại sâu bệnh gây hại cho cây. Nhiều loại sâu bệnh chỉ gây ảnh hưởng nhẹ bên cạnh đó có những loại sâu bệnh tấn công lá, rễ thân và quả khiến cây sinh trưởng kém héo úa và thậm chí chết. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu những loại sâu bệnh hại cây dừa chính và cách phòng trừ hiệu quả cho các bạn.

Thông tin liên quan

Bọ dừa

Loại sâu gây hại đầu tiên cho cây dừa chính là bọ dừa. Chúng có kích thước khoảng 2mm hoạt động về đêm. Bọ dừa trong suốt vòng đời của mình có thể đẻ được 120 quả trứng. Những quả này sẽ nở thành ấu trùng và gây hại cho cây. Khi đã xâm nhập vào cây dừa thì bọ dừa sẽ tấn công bề mặt lá non và ăn khiến lá bị héo và mất khả năng quang hợp. Cây không quang hợp được nên ảnh hưởng khá lớn đến năng suất của cây.

Xem thêm: Những loại cây ăn quả trên sân thượng, cây ổi

Biện pháp phòng ngừa:

Để ngăn ngừa bọ dừa bạn có thể sử dụng biện pháp cơ học như chăm sóc tốt giúp rút ngắn được thời gian cây phát triển lá ngọn khiến bọ dừa không có nơi sinh sản. Thường xuyên cắt bỏ những bó lá bị bọ cánh cứng tấn công.

Nếu như cây có biểu hiện bệnh nặng hơn bắt buộc bạn phải phun một số loại thuốc sinh học như Ambush phun 4 tuần 1 lần cho cây cho đến khi hết bọ tấn công.

Đuông dừa

Loại đặc sản được nhiều ngươi tìm ăn này lại chính là sâu bẹnh hại cho cây dưa. Không những gây hại mà hại khá lớn và rất khó phát hiện vì chúng tấn công vào các đọt non khi đọt bị phá hủy thì lúc đó đã khá muộn. Cây dừa yếu dân và chết.

Không những thế đuông dừa còn tấn công ở gốc và bên trong thân cây. Đuông một khi đã xâm nhập được vào trong thân thì sẽ đẻ trứng ở đó và một khi ấu trùng nở ra sẽ tấn công vào thân và đỉnh sinh trưởng của cây khiến cây bị khô héo và dần dần chết.

Phòng ngừa sâu bệnh cho dừa

Với loại sâu bệnh hại này bạn cần phát hiện sớm và xác định đúng vị trí sâu tấn công. Tiếp đó bạn khoan một hoặc 2 lỗ nhỏ vào trong thân nơi đuông trú ngụ và bơm vào mỗi điểm một số loại thuốc trừ sâu như Basudin vào bên trong. Tiếp đến bạn bịt kín lại để 3 ngày rồi kiểm tra hiệu quả. Nếu nghe thân dừa vẫn có tiếng lạo xạo thì tiếp tục phun lần 2 cho đến khi nào đuông chết thì dừng lại.

Ngoài ra bạn cũng cần bảo vệ thân cây bằng cách sử dụng bột than để bịt kín các vết nứt trên thân . kiểm soát diệt trừ kiến vương không cho đuông có dịp đẻ trứng. Thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời sự xuất hiện của đuông.

Sâu nái

Một loại sâu bệnh ảnh hưởng khá lớn đến cây dừa là sâu nái. Khác với bọ dừa sâu nái tấn công chủ yếu ở lá già khiến cây quang hợp kém đi nặng hơn dẫn đến giảm năng suất của cây.

Khi ấu trùng của sâu nái xâm nhập vào cây sẽ ăn lớp biểu bì của lá và phát triển. Ở giai đoạn trưởng thành chúng ăn hết phiến lá chỉ để lại gân lá khiến lá rụng hoặc khô héo.

Biện pháp phòng ngừa :

Bạn có thể sử dụng côn trùng kí sinh như ruồi hoặc ong bắp cầy. Đây là loại côn trùng thiên địch sẽ giúp giảm thiểu được sự phát triển của ấu trùng sâu náu

Vun xới đất xung quanh gốc định kì để tiêu diệt kén của sâu nái. Nếu sâu nhiều bạn cần tiến hành phun thuốc trừ sâu như Azodrin với liều lượng vừa phải sẽ giúp tiêu diệt được sâu nái hiệu quả.

Trên đây là những loại sâu bệnh hại cây dừa phổ biến hiện nay. Không những ảnh hưởng lớn quá trình phát triển mà các loại sâu bệnh này khiến cây giảm năng suất và chất lượng quả đi rất nhiều. Bạn cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh từ đó có hướng xử lý hiệu quả.

CÁC TIN LIÊN QUAN