Thông tin liên quan
1. Đất trồng cây táo
Cây Táo ta là loài cây dễ trồng, không có điều kiện gì khắt khe về đất đai, tuy nhiên loại đất trồng thích hợp nhất là loại đất giàu dinh dưỡng và thoát nước nhanh chóng, vào mua mưa lũ nếu nước bị đọng quá lâu cây rất dễ chết và nhiều sâu bệnh hại.
2. Ánh sáng và nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp với cây Táo là khoảng 18-30 độ C. Ánh sáng là điều kiện quan trọng trong việc quyết định chất lượng quả, khi cây gần đến thời điểm thu hoạch, nếu cây được cung cấp quá ít nắng quả sẽ không được ngọt, giòn và thơm.
Xem thêm: Cây me, Kỹ thuật trồng vải thiều
3. Giống cây trồng
Có hai phương pháp nhân giống là: Trồng bằng hạt hoặc phương pháp ghép. Trồng táo bằng hạt có nhược điểm là táo lâu ra quả, biến dị nhiều. Nên phương pháp trồng táo tốt nhất hiện nay là phương pháp ghép áp, ghép mắt. Cần chọn cây chắc, khỏe, giống quả to, ngọt để có năng suất và chất lượng táo tốt nhất.
4. Kỹ thuật trồng cây Táo ta
a. Thời vụ trồng cây Táo
Thời vụ trồng Táo thích hợp là khoảng tháng 11 hàng năm. Thời điểm này khí hậu ấm áp, đất nhiều ẩm giúp cây sinh trưởng tốt, cây nhiều tán, khi thu hoạch sẽ được nhiều quả. Với những vùng đất ít mưa cần bổ sung đầy đủ cho cây phát triển. b. Làm đất trồng cây Táo:
– Cần cày và bừa làm tơi đất. Mật độ trồng táo thích hợp là 500 cây/ha. Không nên trồng cây quá dày bởi cây sẽ có sự cạnh tranh rất lớn về ánh sáng do đó làm chậm sự sinh trưởng của cây, tăng tỷ lệ bệnh cho cây, làm giảm số lượng và chất lượng quả.
c.Trồng cây
– Bước 1: Diệt sạch cỏ dại. Nếu đất chua có thể dải vôi trước khi cày bừa đất.
-Bước 2: Đào hố trồng Táo với kích thước hố theo các chiều: dài x rộng x cao là 40 x 40×40 (cm). Bón phân lót vào đáy hố với tỉ lệ 10kg phân chuồng hoai mục + 0,3kg lân + 0,2kg kali + đất bề mặt. -Bước 3. Vét một hố nhỏ ở vị trí trung tâm hố, tránh trồng cây giống tiếp xúc với phân. Đặt bầu cây đã xé túi bầu vào hố rồi lấp một phần đất, nén chặt đất giúp cây đứng vững. Cần tủ rơm đã ải xung quanh gốc cây rồi sau đó tưới nước. Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi đã không còn nắng, thời điểm thích hợp là khoảng 18 giờ.
4. Kỹ thuật chăm sóc Táo ta
-Cần tưới nước thường xuyên cho cây. Tưới nước thường xuyên cho cây, cứ 2 ngày tưới một lần. Khi cây trưởng thành sẽ rút bới thời gian tưới cần chú ý đảm bảo đất luôn đủ độ ẩm giúp cây phát triển thuận lợi. Nếu cây không được cung cấp đủ độ ẩm cây quả sẽ không được to, ăn không ngọt và hình thức quả xấu.
– Sau khi trồng cây 20 ngày cần kiểm tra kĩ cây trồng, nếu cây bị chết cần thay thế cây giống ngay để kịp thời vụ.
-Sau 3 tháng cần vệ sinh vườn trồng táo, đặc biệt là cỏ dại. Cỏ dại nhiều sẽ tiêu thụ hết chất dinh dưỡng dành cho cây Táo -Cần bón thúc cho sau trồng 1 tháng : 0,4kg đạm urê + 0,2kg kaliclorua +5kg phân chuồng hoai mục -> Trước khi táo ra hoa cần bón: 0,3kg đạm urê + 0,5 kaliclorua + 0,5 kg lân -> Sau khi thu hoạch quả và đốn cây xong cần bón một lượng phân vào các gốc giống như lượng phân bón khi cây ra hoa + rắc vôi bột xung quanh gốc cây nhằm giúp cây phục hồi sau một vụ thu hoạch. -Đốn táo cần chú ý đốn táo sao cho táo có thể phát triển nhiều cành ở vụ Xuân. Thời vụ đốn Táo ta thực hiện sau khi thu hoặc quả. Nếu đốn quá sớm hoặc quá muốn, chất dinh dưỡng dành cho cây sẽ bị tiêu hao ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và chất lượng quả. Thời gian đốn thích hợp là khaongr 20/2 -20/3 vì lúc này cây đang có nhiều cành cấp I và nhanh ra cành hơn. Có hai cách đốn táo cơ bản là Đốn phớt: Mỗi năm, khi đã qua vụ thu hoạch cần cắt những cành đã mang quả chỉ để lại một đoạn khoảng 20cm ở ngoài tán. Khi đến Vụ Xuân cây mọc nhiều mầm hơn thì tỉa bớt và giữ những cành phân bố đều trên tán giúp cho cây có thể được hưởng nhiều ánh sáng và chất dinh dưỡng. Hai là đốn đau: Cần cắt các cành cây, chỉ để duy nhất đoạn gốc của các cành lớn, kỹ thuật này giúp cây có nhiều cành vượt, tán cây sẽ nâng cao dần lên.
5.. Sâu bệnh hại và cách phòng trừ:
-Mọt đục thân, sâu đục quả: thường sống trong thân cây, đục các lỗ nhỏ li ti phát triển nhanh vào mùa mưa làm cây dễ gẫy thân, gẫy cành. Phòng trừ bằng cách dùng Sherpa (mua ở các cửa hàng bán hạt giống và thuốc trừ sâu uy tín) phu trực tiếp cho cây vào buổi chiều mát.
-Sâu cuốn lá: Cần phòng trừ bằng cách phun Azodrin 50 DD (0,2%) vào sáng sớm hoặc chiều mát. – Kiến, mối, mọt: Thường hại gốc cây cần diệt trừ bằng cách trộn đều thuốc Basudin và cát theo tỉ lệ: 1:10 rồi rắc xung quanh gốc cây – Bệnh khô cành Táo: Đặc điểm nhận dạng của loại bệnh này là quả có những vết nhỏ li ti, dần dần chúng bị nứt ra làm xấu hình dạng và màu sắc quả. Phòng trừ căn bệnh này bằng cách dọn sạch vườn cây, phun thuốc trừ nấm. – Bệnh thối rễ Táo: Bệnh này cũng do nấm gây ra làm hỏng dễ cọc chính khiến cây dễ chết. Đặc điểm nhận dạng của bệnh trên là: Lá màu sắc chuyển vàng rồi rụng, cành chết khô…. Cách phòng chống để căn bệnh này không xảy ra là không để cho rễ bị ngập nước dài ngày.
– Bệnh thối quả: Chủ yếu do nấm Penicillium expansum gây ra. Khi quả gần chín sẽ bị rụng liên tục, hiện nay chưa có thuốc phòng trừ đặc hiệu vì thế cần thu hoạch quả sớm khi thấy biểu hiện của bệnh.
– Nhện đỏ hại cây : Khi thấy nhiều nhện đỏ cần sử dụng thuốc Comite 73EC để phun diệt trừ nhện, tuyệt đối không phun thuốc này định kỳ cho cây.
-Ruồi vàng hại cây: Cần vệ sinh sạch sẽ khu vực trồng cây, không để quả thối rụng ở vườn cây, nếu để quả rụng tại đó ruồi sẽ sinh trưởng rất nhanh chóng. Để phòng trị ruồi sau khi cây đậu quả khoảng 20 ngày đến khi kết thúc thu hoạch cần phun protein Ento-Pro 150DD + Sofri protein 10DD. Tuyệt đối không phun thuốc này trực tiếp vào quả với tần suất là 7-10 ngày một lần.
6. Thu hoạch và bảo quản Táo.
Thời điểm thích hợp thu hoạch táo là sau khi ra hoa khoảng 4 tháng. Khi Táp chín sẽ có màu thơm, màu sắc nhạt hơn. Khi thu hoạch táo cần nhẹ nhàng, tránh làm xây xước quả táo dễ làm hỏng táo, thời gian bảo quản táo sẽ ngắn.