Hồng là loại quả chứa nhiều vitamin cũng như các chất hữu cơ rất có lợi cho sức khỏe. Nhiều năm gần đây số lượng các hộ trồng cây hồng tăng đột biến do nhu cầu thị trường đối với loại quả này ngày càng tăng. Đồng thời cũng do hồng là loại cây rất phù hợp với điều kiện đất, nước, khí hậu nước ta
Nhiều hộ gia đình đã áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưới đây và đã thu được hiệu quả kinh tế tốt, đa phần các hộ đều làm giàu được từ cây hồng. Cần tìm hiểu và áp dụng chính xác kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng ăn quả dưới đây:
Thông tin liên quan
1.Cây giống hồng ăn quả
Chọn cây giống xanh tốt, không sâu bệnh, chiều cao cây đạt khoảng 55cm là thích hợp. Cây giống hồng ăn quả là cây ghép.
Xem thêm: kỹ thuật trồng cây mít, kỹ thuật trồng cây nhãn
2. Thời vụ trồng hồng ăn quả
-Tháng một đến tháng hai hàng năm là thời kì quan trọng để trồng hồng ăn quả. Vì khoảng thời gian này cây ngừng phát triển, lá rụng nhiều nên cây có nhiều chất dự trữ giúp cây không bị chết và sinh trưởng tốt hơn.
3. Kỹ thuật trồng cây hồng ăn quả
a. Làm đất và đào hố trồng
-Cần vệ sinh vùng đất trồng cây, phát quang vệ sinh cỏ dại, cày bừa làm tơi đất trồng. Đối với vùng đất nhiễm chua cần rắc vôi bột.
– Đào hố trồng cây: Hố trồng hồng ăn quả cần đào có kích thước dài x rộng x cao là 75cm x 75cm x 75cm. Mật độ trồng cây được đưa ra thích hợp để người dân tham khảo để trồng cây hồng ăn quả là 5m x 5m, tuy nhiên còn phụ thuộc vào các loại đất trồng khác nhau mà thay đổi mật độ trồng cây thích hợp.
-Sau khi đào hố trồng cây cần bón 80kg phân chuồng ủ mục trộn đều với các loại như: vôi bột +1kg lân super + 0,5kg kali clorua và tầng đất mặt. Sau đó lấp đất vào hố sao cho đất lấp cao hơn mặt bằng ruộng
b.Trồng cây
Sau khoảng 15 ngày làm đất cần đào vị trí giữa trung tâm hố để trồng cây, cần chú ý không để rễ cây tiếp xúc với phần phân dưới cùng -> Loại bỏ túi bầu PE ra khỏi cây giống -> đặt cây vào tâm hố -> lấp đất và nén chặt gốc cây -> buộc cọc cố định -> Cuối cùng tưới nước cho cây.
4. Kỹ thuật chăm sóc cây hồng ăn quả.
a. Tưới nước
Hồng ăn quả là loại cây trồng cần rất nhiều nước, vì thế vào mùa khô cần cung cấp nước thường xuyên cho cây, nhất là khi cây đang trong giai đoạn ra hoa, ra quả.
b. Vệ sinh ruộng cỏ
Không phải cứ dọn sạch cỏ dại là tốt, đôi khi cỏ cũng có tác dụng. Chỉ nên dọn cỏ xung quanh gốc cây, còn cỏ ở bên ngoài tán cây thì cần để cỏ cao khoảng 10 cm, việc này giúp ích cho đất không bị rửa trôi khi mưa to và cũng giữ ẩm tốt cho đất trong thời kì nắng hạn kéo dài.
Ở xung quanh gốc cây cần phủ bằng rơm, cỏ dại đã khô hoặc trấu việc này giúp cho cỏ dại không phát triể không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây. Mỗi năm cần làm cỏ cào tháng 2 và tháng 9. Cần xới xung quanh gốc cây một năm 3 lần còn xới đất toàn ruộng mỗi năm chỉ một lần duy nhất.
c. Đốn cây, tỉa cành, đốn tạo quả
Đốn cây, tỉa cành giúp cây có nhiều ánh sáng, rễ có sự thông thoáng được cung cấp đủ oxy giúp cây quang hợp tốt hơn, sâu bệnh hại cũng ít hơn.
Khi cây trồng được 8 tháng, chiều cao của cây vào khoảng 55cm, cần tiến hành bấm ngọc cho Hồng. Khi các cành cấp 1 mọc đều chia ra các hướng với kích thước khoảng 50 cm thì phải tiến hàng cắt tỉa để tạo cành cấp hai mới. Việc thực hiện đốn tỉa cần phải thực hiện vào mùa đông hoặc mùa hè tùy theo gia chủ. Cách thực hiện đốn tỉa cây hồng ăn quả như sau: Khi thân chính cao 0,5m thì cần loại bỏ ngọn. Mỗi phía chỉ để một cành, thường để 3 hay 4 cành. Khi các cành cấp một dài khoảng 50cm thì giữ khoảng 5 hoặc 6 cành cấp 2, hướng cành được phân đều theo 2 phía. Sau đó dùng kéo cắt nghiêng 45 độ khi cắt cànhsau đó quét vôi vào vết cắt nhằm hạn chế sau bệnh cho cây.
-Đối với những cành nhỏ, cành yếu, cành sâu bệnh, cành khô đã chết cần loại bỏ cành yếu. Cành sau này mang quả chỉ xuất hiện trên cành mẹ vì thế chỉ nên giữ lại một hoặc hai mầm khi loại đi một phần cành cây Hồng đã cho quả. Năm sau hững mầm cây này sẽ đơm hoa và kết trái.
d. Bón phân.
– Đối với những cây đã ra quả một vài năm thì mỗi năm, cứ vào tháng một dương lịch, trước khi cây nảy lộc cần bón lót cho cây với lượng phân bón là: phân chuồng đã ủ muc 40kg + 0,4kg đạm urê + 0,3kg lân và 0,4kg kali. Cần chú ý bón cho cây thật cẩn thận không làm rễ cây bị tổn thương. Trong thời gian cây ra quả sử dụng kali và đạm pha cùng với nước ( pha thật loãng) tưới cho cây định kỳ mỗi tháng hai lần.
5. Sâu bệnh hại cây hồng ăn quả và cách phòng trừ
– Sâu ăn lá cây và bọ cánh cứng: Trong thời điểm chồi cây đang phát triển, sâu ăn lá cây và bọ cánh cứng rất nhiều, chúng ăn các búp và lá non của cây làm cây chậm phát triển. Cần phòng và diệt chúng bằng cách phun Sherpapha cho cây theo nồng độ đã được khuyến cáo.
-Bệnh đốm lá: Khi cây ra lá non xuất hiện những đốm li ti màu nâu hoặc đen
Bệnh nặng lan rộng toàn bộ lá làm giảm sự quang hợp, làm lá rụng. Bệnh này hình thành do nấm Septobasidium làm quả rụng sớm. Để phòng bệnh hại cần kỹ càng trong khâu chọn giống, xử lí hố trồng tốt cũng như có mật độ trồng cây thích hợp
– Bệnh giác ban: Dấu hiệu nhận biết của bệnh khá dễ dàng, ban đầu là những đốm đen nhỏ, sau những đốm này phát triển lớn có hình đa giác, ở giữa ổ bệnh nhạt hơn màu của viền các vết đốm. Khi Hồng mắc bệnh các lá sẽ bị khô héo dần rồi rụng. Cần loại bỏ bệnh bằng cách phun thuốc Bảo Vệ Thực Vật Carbendazim đồng thời cần loại bỏ các lá cây, cành bị bệnh tránh cho việc bệnh sẽ lây lan.
-Nấm hồng: Khi cây bị bệnh nấm hồng sẽ thấy xuất hiện các vết bệnh màu màu hồng nhạt khiến lá bị héo, những quả non dễ bị rụng. Cần quét lên cành bị bệnh Boodo 5% và thực hiện loại bỏ những cành cây bị bệnh sau đó đem đốt tiêu hủy
Bệnh thán thư: Hình thành do nấm Colletotrichum kaki, bệnh xuất hiện nhiều trên lá cây, lá bị bệnh có màu nâu dần dần sẽ khô lại và rụng, bệnh cũng làm quả bị thối và rụng. Cần phòng trừ bệnh bằng cách phun Hexaconazole cho cây Hồng ăn quả và tiêu hủy lá, cành trên cây đã bị bệnh.