CHUYÊN MỤC

Đất đồi phù hợp với cây gì và có lợi ích như thế nào

Từ trước đến nay thường có nhiều người gửi email về website của chúng tôi hỏi: “Có thể cho chúng tôi biết, loại đất đồi phù hợp với loại cây gì không?”. Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn về loại đất đồi này như sau:

Thông tin liên quan

1.Đặc điểm của đất đồi núi

Hiện nay nước ta có tổng diện tích đất là 32.924.061 ha, trong đó có tới 3/4 diệ n tích đất là đất đ ồ i núi.  Loại đất này phân bố rộng khắp Việt Nam có tới tận 41 tỉnh thành có loại đất này.

Loại đất đồi núi rất đa dạng và phong phú về thổ nhưỡng và khả năng sử dụng. Theo nghiên cứu, loại đất đồi được coi là nguồn tài nguyên quý báu, là loại đất chính phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp của nước ta.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng xoài, chăm sóc cây ăn quả

Đất vùng đồi núi được chia làm hai nhóm đất chính đó là: Đất feralit vùng núi thấp và đất mùn núi cao. Đất Đất feralit có tính chua, nhiều sét và nghèo mùn, có màu đỏ vàng, trong đất có chứa nhiều sắt và nhôm. Loại đất này phân bố đa phần ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…..Loại đất này rất thích hợp để trồng cây công nghiệp và cây ăn trái.  Nhóm đất đồi núi thứ hai là đất mùn núi cao chiếm mười một phần trăm. Loại đất này phân bố chủ yếu ở rừng đầu nguồn nên thích hợp trồng cây phòng hộ nhất.

Loại đất đồi núi thích hợp trồng loại cây gì nhất.

1.Đất feralit vùng núi thấp

-Loại đất này thích hợp trồng với các loại cây công nghiệp như cà phê, keo, trám ghép, tai chua, xoan, luồng, luồng…….. có thể trồng xen canh cây gừng hoặc sả để tăng thêm thu nhập.

Với những loại cây công nghiệp nên trồng theo băng, mỗi băng chỉ trồng 1 đến 2 hàng cây với chiều rộng của băng vào khoảng 6 đến 10 mét. Mật độ trồng cây không nên trồng quá dày chỉ nên trồng khoảng 250 cây mỗi ha. Trồng các loại cây xen canh không chỉ giúp tăng năng suất mà còn hạn chế tối đa được công đi làm vệ sinh cỏ dại.

-Loại đất này thích hợp trồng cây ăn trái: Loại cây ăn trái thường hay được trồng là: Cam, bưởi, quýt, chanh, xoài…..Loại cây này cũng mang lại hiệu quả cao và khá thích hợp vì bộ rễ cây ngắn, cây không chịu được úng thích hợp với đất vùng đồi núi. Song song đó thích hợp trồng các cây ngắn ngày như cây họ đậu vừa mang đến nhiều chất dinh dưỡng để phát triển cây lâu năm, vừa mang lại giá trị kinh tế cao, lại vừa giúp cỏ dại không mọc được hơn nữa trồng cây họ đậu giúp giữ ẩm cho đất dễ dáng, đất cũng như chất dinh dưỡng không bị rửa trôi vào mỗi mùa mưa. Những loại cây ăn quả có múi trên rất thích hợp với loại đất này, loại đất không bị úng nước cũng như cho chất lượng quả ngọt. Cần bón phân đầy đủ để quả có thể to, ngon và nhìn đẹp mắt hơn.

Với loại đất màu mỡ nên trồng loại cây ăn quả, với loại đất quá bạc mầu mà không thể trồng cây ăn quả bạn nên nghĩ đến việc trồng cây keo. Cây keo đã có ở Việt Nam từ khá lâu đời, từ những năm 70. Hiện nay giống keo được lai tạo khá nhiều. Gỗ keo ngày nay cũng được sử dụng nhiều trong nghành mộc nên giá keo hiện nay đã cao hơn nhiều, rất phù hợp để phát triển kinh tế.

Để trồng được loại cây thích hợp bạn cũng nên chú ý đến lượng tiêu thụ của cây, với những cây tiêu thụ hằng năm thì đầu ra luôn dễ dàng hơn. Mỗi loại cây có những cái lợi nhất định. Trồng loại cây nào cũng thế luôn đặt 4 yếu tố mà các cụ thường nói lên đầu “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đây là những yếu tố mà người làm nông lâm nào cũng cần phải thực hiện.

2.Đất mùn núi cao nên trồng cây gì?

Như đã nói ở trên loại đất mùn núi cao rất thích hợp với trồng rừng đầu nguồn, trồng rừng phòng hộ. Vừa có thể bảo vệ thiên nhiên lại vừa có thể làm giàu. Loại cây thường được trồng là: Cây dừa, cây sim rừng,….và các loại cây trồng lấy gỗ.

Hiện nay, việc trồng các loại cây ở đầu nguồn rất được chú trọng, chính bởi do hiện nay trái đất nóng lên, ô nhiễm không khí nhiều, thiên tai hạn hán xảy ra quanh năm thêm vào đó rừng lại đang bị rất nhiều lâm tặc chặt phá. Khoảng chục năm lại đây các nhóm tuyên truyền bảo vệ rừng và trồng các loại cây đầu nguồn hoạt động mạnh mẽ với mong muốn tạo nên một đất nước không ô nhiễm cũng như hạn chế rủi do của thiên tai, bão lũ gây ra.

Đối với vấn đề trồng cây ăn quả như cây dừa, hiện nay số lượng người tiêu thụ dừa rất nhiều nên trồng dừa là rất hợp lí, dừa là cây lâu năm ít phải thay trồng cây mới, quả dừa tốt cho sức khỏe, làm nước giải khát mùa hè, tắm cho trẻ con, chế biến thực phẩm, làm tinh dầu dừa…..Ai cũng ưa thích loại quả này, mỗi quả dừa hiện nay dao dộng khaongr 10 – 25 nghìn đồng. Nếu tính ra, loại cây này cũng thuộc loại mang đến giá trị kinh tế cao cho người dân.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề “đất đồi núi phù hợp để trồng loại cây gì?” rất mong câu trả lời đã làm các bạn hài lòng. Hãy gửi email cho chúng tôi nếu bạn có thắc mắc xung quanh về vấn đề này cũng như những câu hỏi liên quan đến việc trồng cây mà bạn đang băn khoăn nhé. Chúc các bạn thành công.

 

Đất đồi trồng cây gì tốt nhất

Hiện nay diện tích đất ở nước ta vào khoảng 32.924.061 ha. Trong số đó diện tích đất đồi núi chiếm đa số vào khoảng 24.693.045 ha phân bố khắp 41 tỉnh thành trên cả nước.Loại đất đồi núi rất đa dạng và phong phú về thổ nhưỡng và khả năng sử dụng. Chúng đóng vai trò quan trọng không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá của nền sản xuất nông lâm nghiệp mà còn có vị trí xung yếu trong an ninh quốc phòng của cả nước.

Đất vùng đồi núi được chia làm hai nhóm đất chính đó là: Đất feralit vùng núi thấp và đất mùn núi cao.

Đặc điểm chính của 2 loại đất đồi núi này như sau

* Nhóm đất feralit vùng núi thấp

  •  Được hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên.
  •  Đất feralit có tính chua, nghèo mùn, nhiều sét.
  •  Đất Feralit thường có màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
  •  Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).
  •  Thích hợp trồng cây công nghiệp

* Nhóm đất mùn núi cao

  •  Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%
  •  Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
  •  Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

Loại đất đồi núi thích hợp trồng loại cây gì nhất

1.Đất feralit vùng núi thấp

  • Loại đất feralit vùng núi thấp thích hợp nhất là trồng các loại cây công nghiệp lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao như keo, cà phê, xoan, tai chua, luông vv. Với những vùng đất này bạn có thể trồng xen thêm những loại cây ngắn ngày như gừng, xả để tăng thêm thu nhập.

Cây công nghiệp lâu năm:

Trồng keo trên đất feralit: Keo là một loại cây trồng điển hình trên đất feralit vùng đồi núi. Cây có khả năng sinh trưởng nhanh và mạnh. Keo chống chịu tốt trong điều kiện khô hạn kéo dài nên là loại cây trồng được nhiều người chọn trồng trên đất đồi núi thấp. Trồng loại cây này không những giúp cải tạo đất đồi, chống xói mòn mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao do thân được dùng làm giấy và sản xuất gỗ mỹ nghệ.

Trồng cà phê trên đất feralit: Cây là phê là loại cây công nghiệp lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Do cây có bộ rễ lớn được chia làm nhiều loại rễ cọc, rễ trụ, rễ ngang và rễ tơ. Bộ rễ ăn sâu và phát triển theo độ dài tán lá. Khả năng chịu hạn của cây cà phê cũng tương đối cao. Điều kiện trồng rất thích hợp để trồng trên đất đồi núi feralit. Một số vùng trồng cây cà phê nhiều có thể kể đến vùng Tây Nguyên, Đaklak.

Ngoài việc trồng cà phê làm cây chủ lực thì loại cây này cũng phù hợp trồng xen với một số loại cây ngắn ngày như gừng, xả, hoặc một số loại cây ăn quả có sức chịu khô hạn tốt như quýt, cam, vv

Chú ý: Với những loại cây công nghiệp nên trồng theo băng, mỗi băng chỉ trồng 1 đến 2 hàng cây với chiều rộng của băng vào khoảng 6 đến 10 mét. Mật độ trồng cây không nên trồng quá dày chỉ nên trồng khoảng 250 cây mỗi ha. Trồng các loại cây xen canh không chỉ giúp tăng năng suất mà còn hạn chế tối đa được công đi làm vệ sinh cỏ dại.

Cây ăn quả và cây ngắn ngày

Sau thời gian dài trồng các giống cây ăn quả thì theo kinh nghiệm của nhiều nông dân các loại cây ăn quả thường được trồng là cây họ có múi như quýt, cam, chanh, các nhóm cây chịu hạn tốt như mía và xoài vv.

 

Đặc điểm của những loại cây có múi là có thể trồng được ở nhiều loại đất từ đất phù sa, đất đồi mới khai hoang cho đến đất thung lũng.

Với việc trồng các loại cây có múi trên đất đồi bạn nên đầu tư thêm hệ thống tưới tiêu nước để chủ động tưới cho đất. Do có bộ rễ tương đối ngắn, cây không chịu được ngập úng nên khá thích hợp trồng với vùng đất đồi núi. Loại đất không bị úng nước cũng như có nhiều khoáng chất trong đất giúp quả ngon và ngọt hơn. Hiện nay vùng đồi núi trồng cam, bưởi nổi tiếng phải kể đến vùng Hòa Bình, Yên Bái vv.

Các loại cây ngắn ngày

Bên cạnh việc trồng loại cây ăn quả cho vùng đất đồi bạn cũng có thể trồng xen canh với một số loại cây ngắn ngày như đậu, vừng, lạc vừa giúp mang đến độ dinh dưỡng cho đất vừa tăng thêm thu nhập kinh tế và hạn chế được cỏ dại học

Chú ý: Vói việc trồng cây ăn quả và cây ngăn ngày bạn cần thường xuyên cải tạo đất, giảm độ chua, hạn hán và rửa trôi đất.

 

Đất mùn núi cao nên trồng cây gì

Loại đất mùn này nằm ở những nơi có độ cao tuyệt đối 900m trở lên. Ở độ cao này thì cường độ của quá trình feralit bị giảm đi. Khi độ cao càng tăng thì nhiệt độ lại càng giảm và độ ẩm cũng tăng nên tạo điều kiện tích lũy mùn. Đất mùn núi cao có tâng dất dày 0,6 cho đến 1,5m thành phần cơ giới trung bình-nhẹ.

Với loại đất mùn núi cao này thích hợp nhất vẫn là trồng cây phòng hộ đầu nguồn và những loại cây lấy gỗ to.

Một số loại cây điển hình trồng rừng phòng hộ có thể kể đến như dừa, hồi, quế, thông, phi lao, luồng, xoan vv. Những loại cây này có bộ thân gỗ to khỏe, Tán lá phát triển mạnh, rễ phát triển mạnh và có khả năng giữ nước tốt.

Trồng luồng trên đất mùn núi cao: Đây là loại cây thân gỗ lâu năm thích hợp với loại đất mùn núi cao.Cây phát triển mạnh cho bộ tán lá to và bộ rễ sâu nên chịu khô hạn rất tốt. Luồng ưa thời tiết nóng ẩm nhiệt độ trung bình từ 22-26 độ C. Trồng luồng sau 6 năm có thể cho khai thác gỗ. Không những thế luồng còn giúp giữ đất không bị sạt lở hay xói mòn.

Trồng cây xoan trên đất mùn núi cao: Xoan là loại cây dễ tính, sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh trên nhiều loại đất và môi trường khác nhau trong đó có đất mùn núi cao. Cây xoan cho tán cao cành lá phát triển và đặc biệt là cho thời gian khai thác ngắn hơn các loại cây khác.

Trồng xen một số loại cây ngắn ngày

Đất mùn núi cao có thể trồng một số loại cây ăn quả khác như điều, dừa. Điều bạn có thể trồng xen với rừng phòng hộ, dừa trồng hiện nay số lượng tiêu thụ khá nhiều nên trông dừa là việc làm khá hợp lý. Dừa là cây lâu năm ít phải thay trồng cây mới, quả dừa tốt cho sức khỏe, làm nước giải khát mùa hè, tắm cho trẻ con, chế biến thực phẩm, làm tinh dầu dừa…..

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề “đất đồi núi phù hợp để trồng loại cây gì?” rất mong câu trả lời đã làm các bạn hài lòng. Hãy gửi email cho chúng tôi nếu bạn có thắc mắc xung quanh về vấn đề này cũng như những câu hỏi liên quan đến việc trồng cây mà bạn đang băn khoăn nhé. Chúc các bạn thành công!

CÁC TIN LIÊN QUAN