CHUYÊN MỤC

Cây giống ổi tím – Cách trồng chăm sóc giống ổi tím

Liên hệ

  • Tình trạng: Còn hàng
Thông tin sản phẩm

Lạ mắt với ngoại hình tím ngắt từ quả, lá cho đến cả thân cây. Giống ổi tím khiến ai nhìn thấy lần đầu cũng phải ngạc nhiên rồi thích thú thưởng thức hương vị ngọt ngào đặc trưng của chúng.

Ổi tím trông lạ mắt và trông kì lạ nhất

Có thể nói ổi tím là loại cây kì lạ nhất trong các giống ổi mà bạn đã từng thấy. Ổi tím có nguồn gốc từ miền Nam Mexico và các nước vùng Trung Mỹ. Từ khi đến Việt Nam giống ổi này đã tạo nên cơn sốt trên khắp các diễn đàn và nhà vườn khiến nhiều người ưa chuộng.

Thông tin liên quan

Đặc điểm của giống ổi tím

Điểm độc đáo của giống ổi này đến từ vẻ ngoài sặc sỡ của chúng. Không chỉ có màu tím ở phần vỏ quả bên ngài mà cả bên trong ruột ổi cũng có màu tím. Chưa hết phần lá, hoa và cả thân cũng đều có màu tím khá nổi bật.

Ổi tím với vẻ bên ngoài trồng sặc sỡ

Mỗi khi ra hoa bạn sẽ ngỡ ngàng khi trông chúng không khác mấy so với hoa anh đào. Quả ổi tím có kích thước vừa không to lắm. Khi chín phần ruột mềm và hương vị khá đặc trưng.

Do vẻ ngoài đẹp đẽ đặc trưng của mình mà cây ổi tím được trồng làm cây cảnh và vừa trồng để ăn.

=>>>Tìm hiểu thêm: Cây giống ổi không hạt  cây giống ổi cẩm thạch

Cách trồng và nhân giống ổi tím

Hiện nay giống ổi tím đã được nhiều nơi trồng thành công. Điều đó chứng tỏ cây ổi tím phù hợp với nhiều kiểu khí hậu ở nước ta. Để trồng và chăm sóc cây ổi tím này được khỏe mạnh thì cần phải hiểu được những đặc tính sinh thái của cây từ đó biết cách chăm sóc cho phù hợp.

Một số đặc tính của ổi tím

– ổi tím có chiều cao tối đa khoảng 4m, trung bình khoảng 3m.

– ổi tím ưa nắng nên trồng ở những nơi có ánh nắng nhiều.

– Cây ổi tím phát triển rất nhanh, chỉ 6 tháng là đã có thể ra hoa được.

-Cây dễ tính có thể trồng trên nhiều loại đất kể cả đát bạc màu.

Cách trồng

Tiêu chuẩn chọn giống

Ổi tím hiện nay được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc ghép cây. Dù bằng phương pháp nào bạn cũng cân chọn những cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh và chiều cao trên 50cm.

Cây ổi giống đạt chuẩn không sâu bênh

Thời vụ trồng

Ổi tím trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5 tháng 6.

Tiêu chuẩn chọn đất

Cây ổi tím không kén đất nhưng phù hợp nhất vẫn là loại đất thịt giàu dinh dưỡng. Nếu như trồng trên đất phù sa thì rất tốt, cây sẽ phát triển một cách hiệu quả nhất và cho quả ngon nhất.

Làm hố trồng cây

Bạn có thể trồng ổi tím trong vườn để lấy quả hoặc có thể trồng trong chậu làm cảnh đều được. Nếu trồng trong chậu bạn cần chọn loại chậu tối thiểu 50cm. Nếu trồng trong vườn bạn cần chuẩn bị hố trồng và bón lót phân trước đó 1 tháng.

Hố trồng ổi có đường kính khoảng 40x50x50cm. Khoảng cách giữa các hố là 3m. Sau khi đào xong bạn tiến hành bón lót cho hố phân chuồng hoai mục 30kg, phân NPK 1kg +vôi bột khử trùng các mầm bệnh trong đất.

Cách chăm sóc ổi tím

Sau khi chuẩn bị xong đất trồng bạn tiến hành trồng cây  xuống. Đào hố nhỏ kích thước vừa với miệng bầu đất. Nhẹ nhàng đặt bầu đất vào và lấp đất lên ngang bằng với phần gốc. Nèn chặt cho cây đứng chắc trên nền đất và sau đó bạn tưới nước ngay cho cây.

Chế độ nước

Cây muốn khỏe mạnh cần cung cấp đủ nước. Đặc biệt ổi tím ưa ẩm nên cần định kì tưới 2 ngày 1 lần cho cây. Vào mùa mưa thì không cần tưới nước mà chú ý phần thoát nước dưới đất cho cây.

Chú ý : Để cây khỏe mạnh bạn cần phải chăm vun xới và nhổ sạch cỏ dại. Mùa khô hạn có thể rải quanh gốc một chút rơm rạ để hạn chế thoát hơi nước và tạo phân hữu cơ nuôi dưỡng cho cây.

Chăm sóc cho cây ổi tím sai qủa

Cắt tỉa và tạo tán cho cây

Để cây ra nhiều quả và cho chất lượng tốt nhất bạn cần cắt tỉa cành và tạo tán cho cây. Sau khi trồng ổi tím khoảng 3 tháng, lúc này cây đã có chiều cao 1m. Lúc này bạn tiên hành cắt tỉa ngọn để tạo những cành cấp 1. Sau khi cành cấp 1 bị cắt sẽ đâm ra 2 cành mới ở cặp nách lá gần với vết cắt. Khi cành cấp 2 này phát triển dài ra hơn tiếp tục cắt ngọn để tạo ra cành cấp 3. Thời gian sinh trưởng cành cấp 3 sẽ nhanh hơn cành cấp 2. Bạn có thể cắt để cho ra tiếp cành cấp 4 hoặc 5. Từ vị trí nách lá này sẽ có ra 1 đến 2 cặp nụ hoa.

Chý ý : Ngoài việc tỉa cành ra để tạo cành thứ cấp bạn cũng cần loại bỏ những cành yếu, già và sâu bệnh. Điều này sẽ làm cho cây tập trung nuôi dưỡng các cành khác tốt hơn.

Bón phân Cho Cây Ổi Tím

Việc bón phân là điều cần thiết nếu muốn quả to và chất lượng hơn.

Năm 1: Bạn tiến hành bón phân NPK theo tỷ lệ 12 – 15 – 18, định kì 2 tháng bón 1 lần mỗi lần 100g cộng với 50g amon Sunphat.

Năm 2: Định kì 2 tháng 1 lần bạn bón tiếp loại phân tương tự nhưng tăng lều lượng lên 200g, cộng với 100g amon sunphat.

Các năm tiếp theo tùy vào điều kiện sinh trưởng của cây và những đợt thu hoạch mà bạn tăng giảm lượng phân bón sao cho hợp lý.

Bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho ổi tím

Phòng trừ sâu bệnh cho cây ổi tím

Cây ổi tím là một giống ít sâu bệnh tuy nhiên vẫn thường gặp một số loại sâu bệnh hại điển hình như sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu vẽ bùa và bệnh lở cổ rễ, vv. Cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời các loại bệnh này để có cách xử lý tốt nhất. Với những loại côn trùng bạn có thể xử lý bằng tay hoặc phun một số loại chế phẩn sinh học để bảo vệ cây khỏe mạnh hơn.

Thu hoạch ổi tím

Giống ổi tím cho ra quả khá nhanh. Nếu trồng đúng tiêu chuẩn thì chỉ 8 đến 10 tháng cây đã bắt đầu thu hoạch. Sau khi chín ổi tím có đường kính khá to và đẹp. Bạn dùng kéo cắt từng quả một nhẹ nhàng xếp vào giỏ rồi bảo quản nơi thoáng mát sẽ giữ được chất lượng ổi lâu hơn.

=>>>>Tham khảo: các giống ổi khác

Sản phẩm khác