CHUYÊN MỤC

Những bệnh gây hại cây đu đủ thường gặp

Qủa đu đủ thơm ngon và bổ dưỡng từ lâu đã được trồng làm quả ăn và có tác dụng chữa một số bệnh khá hiệu quả. Tuy nhiên do là giống cây khá mẫm cảm nên việc trồng cây đu đủ khỏe mạnh không phải là việc đơn giản. Trong quá trình sinh trưởng cây thường gặp những bệnh hại cây đu đủ làm giảm năng suất và chất lượng quả khá nhiều.

Đu đủ là giống cây thân thảo cho chiều cao từ 2 đến 4m. Với tán lá cao to cuống dài hình chân vịt với thời gian sinh trưởng khoảng 9-10 tháng và cho năng suất trung bình mỗi quá khá cao. Đây là loại cây giàu dinh dưỡng nên giá bán khá cao và mang lại lợi ích kinh tế cao hơn trồng lúa khá nhiều.

Tuy có lợi thế sinh trưởng nhanh nhưng lại thuộc giống cây thân thảo nên rất dễ bị nhiễm sâu bệnh hại. Ngoài ra mùa vụ trồng đu đủ ở miền Bắc thường vào đầu mùa mưa mùa phát triển mạnh của các loại sâu bệnh hại. chính vì thế cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại một cách hiệu quả.

Xem thêm: Nhãn trắng, Kỹ thuật trồng chanh trên sân thượng

bệnh hại cây đu đủ

Những bệnh hại cây đu đủ thường gặp như sau

Bệnh rệp sáp

Đây là loại bệnh phổ biến nhất mà cây đu đủ thường gặp vào mùa nắng nóng. Loại sâu bệnh này thường xâm nhập và tấn công vào những bộ phận non trên cây đu đủ như lá non, đọt non và trái non. Khi bị tấn công và chích hút thì hoa sẽ bị rụng và quả non sẽ kém phát triển. Loại sâu rệp này thường phát triển với số lượng lớn và với mật độ dày đặc khiến năng suất cây đu đủ giảm rõ rệt.

Phòng trừ rệp sáp:

Để phòng ngừa rệp sáp một cách hiệu quả bạn cần phải để cây trồng thật thông thoáng. Cần vệ sinh thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu bệnh hại ở giai đoạn chớm để xử lý ngay.

Bệnh thán thư

Đây là bệnh gây hại chủ yếu trên cây đu đủ. Thường xuất hiện vào mùa mưa do nấm gây ra.

Khi mắc loại nấm này trên cành lá sẽ xuất hiện những đốm màu vàng sau đó lan rộng ra. Trên vết bệnh có nhiều vòng tròn đồng tâm.

bệnh hại cây đu đủ

Nếu nấm bệnh xâm nhạp vào quả sẽ xuất hiện những tơ nấm trắng xung quanh vết bệnh và nếu bị nặng thì sẽ bị thối quả ảnh hưởng khá lớn đến năng suất thu hoạch

Cách phòng trừ bệnh thán thư :

Bạn cần trồng cây với mật độ hợp lý để đất trồng được thông thoáng và phải chú ý thoát nước tốt cho đất để tránh ngập úng. Nếu như cây nào bị bệnh cần phải tiêu hủy ngay. Định kì thường xuyên kiểm tra và phát hiện bệnh để kịp thời phun một số loại thuốc như Antracol, Amistar vv.

Bệnh xoắn lá :

Đây là một loại bệnh cũng khá phổ biến trên cây đu đủ. Bệnh phát triển do virus gây ra. Chúng bám vào và phát triển khiến lá non và búp bị chuyển thanh màu vàng xanh. Nếu xâm nhập vào quả sẽ khiến quả bị biến dạng và chảy nhựa thâm xanh khá xấu. Bệnh xoăn lá khiến lá kém phát triển từ đó khả năng quang hợp kém đi làm chất lượng quả bị giảm đi rõ rệt.

Cách phòng trừ :

Hiện nay loại bệnh này không có thuốc điều trị mà chỉ có những biện pháp phòng trừ bằng cách

– Chọn lựa cây giống đu đủ khỏe mạnh không sâu bệnh.

– Làm sạch cỏ dại thường xuyên và hạn chế vết thương do cơ giới gây ra.

– Diệt trừ một số loại côn trùng có mầm bệnh xoắn lá gây hại cho cây như rầy rệp bằng cách phun xịt các loại thuốc như Suprathion, Bassa làm 2 đợt mỗi đợt các nhau khoảng 10 ngày.

Trên đây là những loại bệnh hại cho cây đu đủ và cách phòng trừ. Bạn cần thường xuyên thăm vườn và chăm sóc cây đu đủ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu sâu bệnh hại để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời tránh những tổn thất về năng suất của cây sau này.

CÁC TIN LIÊN QUAN