Giống cây ăn quả

Cây hồng ngâm

Hồng ngâm là loại quả quá quen thuộc với mỗi người vào dịp rằm trung thu. Với hương vị ngọt ngọt bột bột vừa miếng. Hồng ngâm còn rất dễ trồng và nhanh cho thu hoạch.

Giống hồng ngâm là giống hồng đầu tiên được có mặt tại nước ta từ xưa. Đây cũng là giống hồng có mặt từ rất lâu tại các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản vv. Đây là giống cây chịu lạnh rất tốt nên rất thích hợp trồng ở miền núi các tỉnh phía Bắc nước ta. Thực tế thì nơi trồng hồng ngâm lớn nhất cả nước cũng là các tỉnh miền núi như Sơn La, Lào Cai vv.

Thông tin liên quan

Đặc điểm của cây hồng ngâm

hồng ngâm là giống hồng chát khi quả xanh. Qủa hồng có dạng cầu dài như hình trứng. Qủa khi xanh có màu xanh đậm khi chín có màu vàng cam. Thịt quả khi xanh có vị chát khi chín vị chát sẽ dàn dần mất đi và quả mềm hơn.

Hồng ngâm cho cây có chiều cao lên tới 5m. Cây có hệ cành và lá khá phát triển. Cây ra hoa và tạo quả thành từng chùm một. Cây sinh trưởng và phát triển tốt cho khá nhiều quả. Sau khi thu hái hồng thường được ngâm với nước vôi trong để mất vị chát do đó mới có tên gọi là hồng ngâm.

Dinh dưỡng trong hồng ngâm

Hồng ngâm có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao. Khi chín hồng có vị ngọt hơn do đó lượng đường cũng nhiều hơn. Ngoài ra hàm lượng Vitamin C cũng rất cao cùng hàng loạt khoáng chất khác nên hồng ngâm được dùng làm món ăn giải khát cho cơ thể và cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết.

Xem thêm: Cây xoài thái lan, Cây xoài tím

Cách trồng giống hồng ngâm

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Hồng ngâm hiện nay được trồng bằng phương pháp ghép hoặc chiết cây. Cây giống chiết có bộ gen giống hoàn toàn cây mẹ nên cho sức khỏe tốt và ít sâu bệnh. Bạn cần phải chọn lựa ra những cây con giống khỏe mạnh không sâu bệnh chiều cao tối thiểu là 50cm để trồng.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Hồng ngâm thường được bà con trồng vào đầu mùa xuân sau tết nguyên đán. Lúc này lượng mưa trung bình và nhiệt độ không quá lạnh cây phát triển và sinh trưởng tốt.

Mật độ trồng hồng ngâm tùy thuộc vào diện tích đất. Tối thiểu trồng cay cách cây 5m ( tức khoảng 400 cây/ha).

3. Chuẩn bị đất và trồng cây.

Trước khi trồng hồng ngâm bạn cần chuẩn bị đất vườn thật sạch sẽ. Đào xới đất và làm sạch cỏ dại. Sau khi làm sạch vườn tược bạn tiến hành đào hố và bón lót cho cây.

Với diện tích vườn có độ dốc trung bình bạn tiến hành trồng cây theo hình chữ nhật. Còn nếu đất trồng có độ dốc cao thì bạn tiến hành trồng theo đường đồng mức. Diện tích hố đào phải có kích thước tối thiểu là 50x50x50cm và khoảng cách giữa 2 hố tối thiểu 4m trở lên. Bón lót vào đất 10kg phân chuồng đã ủ hoai mục và 1kg phân Super Lân và 1kg vôi bột khử trùng.

4. Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Giòn:

Sau khi bạn chuẩn bị hố trồng và cây Hồng ngâm con giống bạn tiến hành dùng cuốc đào một hố nhỏ ở tâm và đặt bầu đất cây hồng giống vào. Lấp đất lại bằng mặt cây giống và dùng tay nèn chặt đất lại để cố định dáng đứng thẳng cho hồng. Sau đó bạn tưới nước ngay để cung cấp độ ẩm cho cây nhanh ra rễ.

5. Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

do hồng là giống cây nhiệt đới nên cần đủ nước thì cây mới sinh trưởng và phát triển tốt. Cần chú ý cung cấp đủ nước vào mùa khô, khi trái cây đang lớn và vào lúc quả sắp chín. Đồng thời bạn cần làm cỏ thường xuyên để hạn chế mầm bệnh ảnh hưởng đến cây hồng.

6. Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Khi cây cao được khoảng 1m bạn cần tiến hành cắt tỉa cho chúng thông thoáng và giúp phòng ngừa sâu bệnh hại cây. Cắt tỉa cây ở phần ngọn để tạo cành cấp 1 và mỗi cây chỉ khoảng 3 cành cấp 1 là đủ. Khi cành cấp 1 phát triển bạn tiến hành cắt tỉa cành cấp 1 để tạo cành cấp 2.

7. Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Hồng Giòn:

Để cây phát triển tốt và cho ra quả sai bạn cần bón thêm phân bón cho cây. Định kì 1 năm bạn tiến hành bón cho cây 3 lần. Mỗi lần cách nhau 3 tháng với lượng phân bón cho 1 cây là: 100g phân Ure, 100 g phân Super Lân và 100g phân Kali. Khi bón có thể hòa với nước tưới cho cây hoặc bón quanh gốc cách gốc khoảng 30cm là được.

Thu Hoạch và Bảo Quản

Sau khi trồng cây hồng ngâm khoảng năm thứ 2 sẽ bắt đầu cho quả đều. Hồng ngâm chín từ cuối tháng 8 đến hết tháng 10. Qủa sẽ chín dần dần trên cây nên bạn có thể thu hái thành nhiều đợt cho đến khi hết. Nên thu hái hồng khi đạt đến độ chín vừa phải và nên hái vào buổi sáng sớm không mưa quả sẽ ngọt hơn. Hái xong bảo quản nơi thoáng mát có thể để được hồng ngâm lâu hơn.

Exit mobile version