Giống cây ăn quả

Cây cà phê – Cách trồng và chăm sóc cây cà phê

Cà phê là loại cây quen thuộc và trồng rộng rãi ở một số tỉnh nước ta. Chúng là loại cây công nghiệp đem đến nguồn kinh tế cao và trở thành cây phát triển kinh tế chủ lực ở nước ta. Hàng năm nước ta cung cấp một lượng lớn hạt cà phê xuất sang thị trường các nước như Mỹ, Nhật Bản, EU vv. Chất lượng cây cà phê của chúng ta được đánh giá khá cao trên thị trường Quốc Tế.

Cây cà phê thuộc họ cây thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm có nhiều loài khác nhau có loại chứa caffein và có loại thì không. Về hình thái thì đa phần chúng đều là cây thân gỗ một số trông khác xa cà phê như cây cầu đằng vv.

Nước ta hiện nay có 3 dòng cây cà phê chính là

Thông tin liên quan

Đặc điểm sinh thái của cây cà phê

Trong tự nhiên cây cà phê có thể mọc vươn cao lên đến hơn 6m. Nhiều loại cà phê còn có thể vươn cao lên đến tận 15m. Tuy nhiên trong điều kiện trồng trọt để khai thác người ta hạn chế chiều cao của cây chỉ từ 2-4m để dễ dàng chăm sóc. Lá cà phê có hình oval dài thon bề mặt lá có màu xanh đậm bên dưới nhạt hơn. Bộ rễ của các loại cà phê nói chung là rễ cọc nên đâm sâu xuống đất từ 1-2m. Ngoài ra có hệ thống rễ phụ tỏa ra xung quanh nằm sát mặt đất để hút lấy chất dinh dưỡng.

Hoa cà phê thuộc dạng hoa mọc chùm thường nở có màu trắng 5 cánh. Nếu cây để tự nhiên thì có thể nở quanh năm. Khi hoa nở có mùi thơm dễ chịu. Trồng cà phê lấy hạt người nông dân thường trồng và kích thích hoa nở đồng loạt vào đầu mùa khô.

Qủa cà phê có hình bầu dục và hơi giống quả cherry. Khi quả còn non sẽ có màu xanh và chuyển dần sang màu vàng và cuối cùng là màu đỏ. Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt cà phê sẽ được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh.

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê cho năng suất cao

Chuẩn bị đất trồng cà phê

Cà phê nên trồng ở loại đất có tầng đất dày và tơi xốp dễ thoát nước. Đất nên giàu dinh dưỡng. Vì là loại cây trồng lâu năm nên cần định kì thay đất hoặc cải tạo lại sau mỗi 2-3 năm một.

Thiết kế vườn cây trồng

Việc thiết kế vườn cây trồng là điều cần thiết để trồng loại cây lâu năm này:

Chuẩn bị hố trồng

Kích thước hố đào trồng cây tối thiể khoảng 50x50x50cm và với những loại đất cằn thì cần đào sâu hơn khoảng 10%.

Sau khi đào xong bạn tiến hành trộn phân bón lót cho hố trồng với mỗi hố khoảng từ 0,5 kg phân Lân và khoảng 15kg phân chuồng hoai mục và vôi bột 1kg để khử trùng. Trộn đều phần đất rồi lấp hố lại 1 tháng sau mới trồng cây cà phê lại.

Khoảng cách và mật độ trồng cà phê:

Cà phê khác nhau sẽ có mật độ trồng thích hợp khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào loại tán của cây cà phê rộng hay thoải.

Thời vụ trồng cà phê:

Cà phê nên trồng vào đầu mùa mưa là tốt nhất. Với những vùng có nước tưới thì có thể trồng vào cuối mùa mưa tuy nhiên cần đảm bảo đầy đủ lượng nước tưới.

Kỹ thuật trồng cây cà phê

Tiến hành dung cuốc đào một hố sâu khoảng 30cm ở chính giữa hố đã chuẩn bị trước đó. Bạn tiến hành đặt cây vào giữa hố và hướng cho cây đứng thẳng. Đồng thời dung tay vun đất lấp kín bề mặt rễ cho đến khi ngập phần gốc cây.

Trồng xong bạn cần làm bồn và tạo thành bờ xung quanh hố. Lưu ý khi trồng cần cẩn thận không được làm vỡ bầy. Sau khi trồng xong cần ủ gốc bằng rơm rạ và phun thuốc trừ sâu Confidor 100SL để chống mối.

Kỹ thuật tủ gốc, che túp:

Sau khi trồng bạn tiến hành tủ gốc cho cây cà phê. Tiến hành dung rơm rạ và cỏ khô tủ gốc với độ dày khoảng 5-10cm. Lưu ý trồng cách gốc khoảng từ 5-10 cm để tránh mối làm hại cây trồng. Ở những nơi sau thời gian trồng mới bạn tiến hành che túp. Mùa mưa bạn không cần che túp tuy nhiên mùa nắng nên che để chống gió và chống rét cho cây.

Chế độ chăm sóc cây cà phê

Trồng dặm: Sau khi cây cà phê trồng khoảng 1 tháng bạn tiến hành trồng dặm kịp thời những cây bị chết và còi cọc chậm lớn. Nên trồng dặm trước 1-2 tháng sau khi kết thúc mùa mưa là tốt nhất. Kĩ thuật trồng dặm tương tự như trồng mới.

Làm cỏ và tủ gốc

Thời kì sinh trưởng phát triển của cây cà phê cần phải diệt trừ cỏ dại kịp thời để không bị cỏ dại mọc lấn át cạnh tranh dinh dưỡng với cây.

Thường xuyên tủ gốc cho cây cà phê để giữ ẩm và giảm được công tưới nước và làm cỏ. Việc tủ gốc còn giúp điều hòa nheietj độ của đất giúp cho đất luôn luôn được tơi xốp.

Trồng xem cây cà phê

Thời kì kiến thiết cơ bản của các vườn cây cà phê bạn cần trồng xen những loại cây ngắn ngày khác để giúp bảo vệ và cải tạo đất. Một số loại cây có thể trồng xen với nhau đó là cây lạc, đậu đỏ. Sau khi thu hái những loại cây này thì lá, cành và thân của chúng sẽ làm nguyên liệu để tủ gốc cho cây cà phê chính.

Xem thêm:

Exit mobile version