CHUYÊN MỤC

Phòng trừ và chữa bệnh cho cây tiêu

Cây tiêu là loại cây cho hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên khá mẫm cảm với các loại dịch bệnh. Một cây bị bệnh thì có thể lây lan sang cho cả vườn tiêu do đó cần có những biện pháp phòng trừ và chữa bệnh cho cây tiêu thật hiệu quả.

Cây tiêu hay còn gọi là hồ tiêu là loại cây được trồng để lấy hạt và quả làm gia vị dùng cho các món ăn hàng ngày. Đây là cây trồng cho giá trị kinh tế cao và trở thành cây chủ lực phát triển kinh tế của người dân các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Nông vv.

Cây hồ tiêu là cây dạng dây leo được trồng trên những trụ cao khoảng 7m. Hoa của hồ tiêu có dạng dài hình đuôi sóc khi héo sẽ mọc ra những chùm quả dài hình cầu nhỏ. Trên một chùm có đến 30 -35 quả khi còn non có màu xanh khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ. Trong mỗi một quả tiêu sẽ có một hạt duy nhất và đây chính là thứ hạt mà người trồng mong chờ sau nhiều ngày chăm sóc.

Xem thêm: Phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây có múi, Những loại sâu bệnh hại cây dừa

Cây tiêu

Theo đánh giá của các nhà khoa học thì cây hồ tiêu có sức sinh trưởng khá tốt. Cây hợp đất nhanh cho thu hoạch và năng suất rất cao. Tuy nhiên đây là loại cây khá mẫm cảm với các thay đổi của khí hậu và dịch bệnh. Do trồng ở vùng nhiệt đới độ ẩm cao nên thường bị nấm bệnh xâm nhập. Một khi cây tiêu bị nấm bệnh xâm nhập thì sẽ lây lan khá nhanh khiến cho vườn tiêu của bạn bị ảnh hưởng rất nặng. Chính vì thế mà người làm vườn cần có biện pháp phòng tránh dịch bệnh và có kế hoạch xử lý kịp thời khi có dấu hiệu cây mắc bệnh.

Thông tin liên quan

Một số nguyên tắc phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây tiêu cần được tuân thủ chặt chẽ

  • Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để theo dõi phát hiện kịp thời mầm bệnh từ đó có biện pháp xử lý sớm.
  • Vườn ươm cây tieu giống không nên sử dụng đất đã trồng tiêu trước đây.
  • Hạn chế xới xáo và tưới tràn khi trồng tiêu
  • Những cây bị bệnh cần nhổ và đốt ngay để diệt trừ mầm bệnh bùng phát lan sang cả vườn
  • Khi mới trồng tiêu cần vệ sinh vườn tược và cày bừa phơi đất trước khi trồng
  • Thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học để tròng trừ bệnh huyết trùng  ( Loại bệnh nguy hiểm nhất trên cây hồ tiêu)

Trên đây là những quy tắc phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu. Trên thực tế thì nếu có dấu hiệu bị bệnh bạn cần phát hiện kịp thời để từ đó có biện pháp xử lý tránh lây lan sang các cây tiêu khác.

Một số loại bệnh thường gặp trên cây hồ tiêu và cách phòng trừ hiệu quả:

Rệp sáp : (Pseudococcus citri)

Loại rệp sáp này phát triển nhanh và mạnh trong điều kiện thời tiết khô hạn. Chúng chích hút nhựa cùng đọt non của cây tiêu làm cây tiêu sinh trưởng kém cây dễ cằn cỗi và héo sớm. Ngoài ra phân của rệp sáp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển khiến khả năng quang hợp của lá bị giảm và từ đó giảm phẩm chất hạt tiêu sau này.

Qúa trình tấn công của bệnh: Do thời tiết mùa khô thiếu nước nên để tồn tại được thì rệp sáp sẽ xâm nhập vào bộ rễ tiêu để tranh giành độ ẩm và thức ăn. Một khi xâm nhập rệp sáp sẽ chích hút nhựa rễ và đẻ trứng bên trong tạo nên một ổ rệp trong bộ rễ cây. Rễ tiêu bị rệp xâm nhập sẽ ngày một khô héo và chết.

Biện pháp phòng trừ bệnh :

Việc đầu tiên là bạn cần vệ sinh vườn tược một cách sạch sẽ để gốc tiêu luôn thông thoáng và không có tàn dư thực vật. Định kì cắt tỉa lá để vườn tiêu được thông thoáng giúp cây hấp thụ được nhiều ánh sáng hơn. Về việc xử lý rệp sáp bạn tiến hành phun thuốc Maxfos 50EC liều lượng 40ml/ bình 16 lít đều lên khắp khu vực lá. Chia làm 2 đợt tưới mỗi đợt cách nhau khoảng 10 ngày.

Cây tiêu 1

Rệp muội đen (Toxoptera aurantil)

Bên cạnh rệp sáp thì cây tiêu còn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi rệp muội đen. Đây là loại rệp gây ảnh hưởng thứ 2 đến năng suất và chất lượng tiêu mà bà con cần chú ý phòng trừ.

Quá trình tấn công của rệp muội đen

Loại rệp này xâm nhập và trí ẩn ở phần chồi lá non. Chúng chích và hút nhựa của cây tiêu đồng thời chất thải của rệp tạo môi trường lý tưởng cho nấm bồ hóng phát triển và tấn công cây tiêu. Các nhà khoa học gọi đây là cuộc tấn công kép khiến ảnh hưởng lên cây tiêu là gấp đôi. Khi bị nhiễm rệp muội đen cây tiêu sẽ chậm phát triển, các lá sẽ xoăn lại và biến dạng. Hơn thế nữa nếu một cây tiêu bị nhiễm thì sẽ lây lan rất nhanh cho các cây khác tạo nên triệu chứng tiêu điên rất nguy hiểm.

Cách phòng trừ: Với loại rệp muội đen này bạn chỉ còn cách xử lý là phum thuốc Maxfos 50EC liều lượng 40 ml/ bình 16 lítphun đều lên đọt non và bên dưới bề mặt của lá non. Phun làm 2 đến 3 lần mỗi lần cách nhau từ 7 đến 10 ngày.

Bệnh tuyến Trùng :

Trên cây tiêu trưởng thành hay gặp loại tuyến trùng Meloidogyne incognita. Đây là một loại ấu trùng nhỏ hay sinh sống bên trong rễ cây và chích hút dịch và nhựa cây tạo nên các bướu rễ xấu xí. Phần rễ bị bướu sẽ phát triển rất kém và dần dần thối đi và chết ảnh hưởng khá nặng nề cho cây bên trên.

Khi bị tuyến trùng tấn công phần lá bên dưới sẽ chuyển màu vàng khá nguy hiểm. Dần dần các lá phía trên cũng sẽ vàng theo và dẫn đến cây sinh trưởng kém còi cọc sản lượng hạt rất thấp.

Phòng trừ:

Để phòng ngừa loại tuyến trùng này bạn cần chú ý không lấy những hom làm giống từ những vườn cây bị bệnh. Nhổ bỏ những cây bị bệnh và đem tiêu hủy đồng thời bón tăng lượng phân chuồng hoai mục làm giảm độ chua của đất. Với những cây bệnh nhẹ bạn cần phun thuốc Carbosan 25EC 50ml/16 lít đều quanh vùng rễ bị bệnh  làm 2 lần mỗi lần cách nhau khoảng 10 ngày. Chú ý nên phun vào đầu hoặc cuối mùa mưa để không bị mưa tẩy trôi thuốc.

Trên đây là những loại bệnh hại điển hình trên cây hồ tiêu mà chúng tôi đã liệt kê ra. Để Phòng trừ và chữa bệnh cho cây tiêu đạt hiệu quả cao bạn cần chú ý chăm sóc chu đáo vườn tiêu của mình để phát hiện kịp thời mầm bệnh từ đó có biện pháp phòng trừ cho hiệu quả.

CÁC TIN LIÊN QUAN