CHUYÊN MỤC

Cây nho đen không hạt – Cách trồng và chăm sóc

Liên hệ

  • Tình trạng: Còn hàng
Thông tin sản phẩm

Nho từ trước đến nay luôn là một loại quả được nhiều người ưa chuộng từ già đến trẻ. Do hình dáng nhỏ nhắn và hương vị thơm ngon mà nho được ưa chuộng tiêu thụ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tại thị trường Việt Nam nho được trồng nhiều ở các tỉnhphía Nam và được cung cấp cho cả nước.

Hiện nay giống nho đen không hạt được du nhập vào nước ta và tạo nên một cơn sốt trên thị trường hoa quả. Được biết giống nho đen này được trồng nhiều ở California, Washington thuộc những nơi có khí hậu khô và ấm áp.Từ khi xuất hiện thì giống nho đen không hạt này đã nhanh chóng được ưa chuộng vì ưu điểm vượt trội hơn những loại nho thường thấy trước kia. Hiện nay loại quả này đã được trồng nhiều nơi trên khắp thế giới như Thái Lan. Trung Quốc hay tại Việt Nam đã trồng thành công loại quả này.

nho-den-khong-hat-1

Hình ảnh quả nho đen không hạt

Thông tin liên quan

Đặc điểm giống nho đen không hạt

Nho đen không hạt có hình dáng nhỏ nhắn thuôn dài. Vỏ quả có màu đen sẫm và vỏ tuy mỏng nhưng ăn rất giòn và ngọt.

Nho đen không hạt – loại quả giàu dinh dưỡng

Trong số các loại nho có trên thị trường thì nho đen không hạt được xếp vào dạng giàu dưỡng chất nhất. Chúng có thành phần giàu canxi, các loại Vitamin và khoáng chất nbuw B1, B2 và B6 vv. Đặc biệt hàm lượng chất C và các axit amin dồi dào giúp nâng cao sức đề kháng đồng thời có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn.

Không chỉ có lợi cho sức khỏe mà những quả nho đen không hạt còn có tác dụng dưỡng da làm đẹp rất tốt. Có thể ăn sống để cung cấp vitamin làm đẹp da mà còn có thể làm mặt nạ dưỡng da cực kì hiệu quả. Theo nghiên cứu thì hoạt chất resveratrol trong nho có khả năng chống oxy hóa gấp 7 lần so với vitamin E thông thường nên sẽ làm da của bạn luôn luôn săn chắc hơn. Tình trạng mụn của bạn cũng được cải thiện rất nhiều khi dùng nho mỗi ngày.

nho-den-khong-hat-2

Cách trồng nho đen không hạt

Nho không hạt không quá khó tuy nhiên do là giống không có hạt nên việc trồng chúng lại khác vì không thể trồng lại từ hạt. Hầu như phương pháp nhân giống chúng đều được trồng từ việc cắt cành của một cây nho lớn theo đường chéo rồi cắt toàn bộ phần nhánh và cành non của cành vừa mới cắt.

Tiếp theo cành này sẽ được nhúng phần đàu vào dung dịch hormon kích thích ra rễ. Sau đó chúng sẽ được trồng và chăm sóc thành cây mới

Đất trồng trồng nho tốt nhất              

Nho đen không hạt thích hợp nhất khi trồng trên loại đết phù sa ven sông và những loại đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ ph phù hợp nhất cho cây đó chính là khoảng từ 6-7

nho-den-khong-hat-3

Khí hậu, ánh sáng, nước tưới

– Nho là loài cây ưa ánh sáng vì thế cần trồng nho ở nơi thật nhiều ánh sáng giúp quá trình đơm hoa kết trái của Nho được thuận lợi.

Cũng giống như những loại nho khác. Nho đen không hạt thuộc loại cây ưa sáng vì thế nên cần trồng nho ở những nơi thật nhiều ánh sáng sẽ giúp cho quá trình đơm hoa kết trái của chúng thuận lợi hơn.

Về điều kiện khí hậu thì nho đen này ưa khí hậu khô ráo và không có nhiều mưa. Thời kì ra qua đậu quả mà gặp phải lúc mưa nhiều sẽ khiến cho hoa và quả dễ rụng đồng thời sâu bệnh sẽ phát triển mạnh hơn.

Ánh sáng: Nho đen không hạt ưa ánh sáng dồi dào. Khí hậu khô và khá nhạy cảm với lượng mưa nhiều.

Lượng nước tưới:

Nho nói chung và nho đen không hạt nói riêng có nhu cầu nước khá cao. Chúng tuy không chịu được ngập úng do phần rễ bên dưới cần nhiều oxy để phát triển. Nước tưới nho cần phải được sạch sẽ vì sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng nho sau này. Hàng ngày cần tưới chon ho từ 2-3 lần tùy thuộc vào độ ẩm của đất.

nho-den-khong-hat-4

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho

a. Thời vụ trồng nho

Thời điểm trồng nho thích hợp là tháng 12 đến tháng 1 hằng năm.

Nho đen không hạt thường được trồng vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 1 hàng năm. Thời điểm này khí hậu phù hợp nên nho sẽ phát triển tốt.

Xem thêm:

b. Làm đất trồng cây

Sau khi đã chọn được vị trí trồng và loại đất thích hợp bạn tiến hành chuẩn bị hố trồng và cày bừa vệ sinh kĩ đất trồng. Với diện tích lớn bạn nên trồng mỗi cây cách nhau ít nhất từ 4 m trở lên. Túc là với khoảng 1ha nho trồng sẽ từ 1800 cây.

Hố trồng bạn cần đào và bón lót vào đó một lượng phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục có sẵn sẽ giúp cho đất giàu dinh dưỡng và sạch bệnh cây phát triển tốt về sau này.

c. Làm giàn leo cho Nho

Nho đen không hạt là loại cây dây leo nên trong khi trồng đến một thời kì nhất định cần phải làm giàn cho chúng phát triển. Gi àn nho có thể được làm bằng sắt, dây théo gai hoặc giàn gỗ. Chiều cao của giàn khoảng 1,8m sẽ giúp cây phát triển tốt nhất.

Sau khi bám giàn nho leo và phát triển đến một thời điểm nhất định ngọn dài rồi bạn cần dung sào dựng đứng gần gốc nho lên. Tiến hành chọn những ngọn khỏe nhất để tiến hành buộc cẩn thận lên sào. Cắt bỏ những cành nhỏ, cành yếu ở gần nách lá sẽ giúp cho cây dây leo được mọc chắc chắn nhất.

Thời điểm cây sinh trưởng phát triển nhanh bnj cần loại bỏ đi những búp sinh trưởng giúp các cành cấp 1 có thể phát triển nhanh nhất. Với mỗi gốc nho chỉ cần để lại 2,3 cành cấp 1 là đủ. Khi tay mọc dài, đo thấy chiều dài của nó khoảng  1m cần thực hiện cắt ngọn để lại trên mỗi tay nho vài cành cấp 2, những cành cấp 2 này gọi là cành quả. Buộc các cành quả vào dây thép sao cho không để chúng bị thương.

-Sau khi trồng 1 năm cần  cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả , mầm dự trữ ở chân cành quả.

d. Bón phân cho cây nho

Vì là loại cây cần chất dinh dưỡng khá nhiều trong đất nên định kì cần bón thêm ohana bón cho cây phát triển. việc bón phân này sẽ tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của cây và độ màu mỡ của đất.

Sau khi trồng được khoảng 1 tháng bạn tiến hành bón khoảng 40gram phÂN NPK cho mỗi gốc. Có thể hòa lẫn dung dịch phân vào trong nước để tưới quanh gốc sẽ giúp cây hấp thu nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Với những tháng sau đó bạn tiến hành rạch rãnh và bón xung quanh gốc khoảng 50kg/ha mỗi lần bón. Sau khi rải xong thì bạn lấp vào và tưới luôn cho phân bón ngấm vào trong đất. Định kì những năm sau tùy thuộc vào năng suất quả mà tăng giảm lượng phân bón cho hợp lý.

Sản phẩm khác