CHUYÊN MỤC

Các bệnh trên cây bưởi cách phòng tránh tốt nhất

Tôi – một người đã trồng bưởi kinh doanh cách đây đã khá lâu, khoảng 50 năm. Vậy là đã hết hơn nửa đời người gắn bó với cây bưởi. Thực ra tôi được truyền nghề lại từ ông bà, cha mẹ tôi. Không biết tôi bắt đầu ưa thích với nghề trồng bưởi từ khi nào chỉ biết khi tôi biết nhận thức đã gắn bó với nghề trồng bưởi của gia đình mình.

Tôi bây giờ có thể viết tất cả mọi thứ liên quan đến nghề trồng bưởi, những thứ thích hợp để có những cây bưởi tốt, những quả bưởi ngon và đẹp hay những điều cần tránh khi bắt tay vào công việc trồng bưởi. Đã rất nhiều người gặp tôi, gọi điện cho tôi hay gửi email cho tôi mong tôi chia sẻ cho họ kĩ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi. Nhưng tôi thấy, điều quan trọng để có thể có chất lượng cũng như năng suất bưởi tốt nhất cần đặc biệt chú ý và quan tâm đến các bệnh trên cây bưởi là quan trọng nhất, từ đó tìm ra cách phòng cũng như chữa trị bệnh cho cây. Hôm nay tôi viết bài viết này chia sẻ với tất cả kinh nghiệm về các loại sâu bệnh trên cây bưởi mà tôi đã từng gặp, rất mong nó có thể giúp các bạn phần nào đó để các bạn có một vườn bưởi bội thu.

Xem thêm: Cách bệnh hại cam quýt,Cách trừ bọ sít trên cây vải cây nhãn

Thông tin liên quan

1.Sâu vẽ bùa

Loại sâu mà xuất hiện trên cây bưởi nhiều nhất theo tôi chính là sâu vẽ bùa. Đây là loại sâu thường xuất hiện nhất vào mùa xuân, lúc này cây bắt đầu ra nhiều lộc non. Sâu vẽ bùa sẽ ăn những lớp biểu bì trên tất cả các bộ phận của cây còn đang non như: Lá non, quả non, cành non. Khi chúng ăn những lớp biểu bì này bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra bởi trên các bộ phận bị sâu ăn sẽ xuất hiên những đường ngoằn ngèo màu trắng. Những con sâu vẽ bùa chỉ nhỏ bằng đầu tăm và chúng thường nằm trong các lớp lá non xoăn. Dấu hiệu nhận biết cây bị loại sâu này ăn khá dễ dàng nên bất cứ ai trồng cũng có thể phát hiện ra được.

sâu vẽ bùa hại cây ăn quả

Cách phòng trừ loại sâu này như thế nào?

Đầu tiên khi xác định được chính xác loại sâu vẽ bùa đang hại cây bưởi, bạn cần cắt bỏ và tiêu hủy ngay những lá bị bệnh, những lá có hiện tượng đã bị sâu vẽ, những lá đang bị xoăn vì có thể sâu đang trú ngụ tại đó. Sau đó bạn đến cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật mua loại thuốc Polytrin 440 EC 25 ml hòa cùng với  10 lít nước và sau đó đem phun cho cây. Để tránh tình trạng này xảy ra mỗi năm khi đến đợt cây bắt đầu ra lộc non và khi cây bắt đầu ra quả non thì thực hiện phun cho cây. Vậy là mỗi năm bạn nên phun trước hai lần cho cây vào hai thời điểm đó.

2.Sâu đục thân

Ngoài sâu vẽ bùa thì sâu đục thân cũng phát triển khá nhanh và mạnh trên cây bưởi. Loại sâu này thường đục thân khiến thân cây xuất hiện những lỗ hổng và những lớp mùn xuất hiện đùn ra ngoài thân cây.

Cách phòng trừ loại sâu đục thân này như thế nào?

Loại sâu non này khi trưởng thành sẽ trở thành những con xén tóc. Nếu thấy hiện tượng sâu còn ít nên bắt sâu non bằng cách lấy những dây thép luồn vào các lỗ đã bị đục trên thân gỗ để bắt và giết chúng và những con xén tóc. Đồng thời quét vôi vào than, gốc cây để cho chúng không đẻ trứng. Có thể diệt trừ bằng cách phun thuốc Ofatox 400 EC 0,1 vào các lỗ cây đã bị sâu đục sau đó bịt lỗ lại.

sâu đục thân

3.Bọ xít

Loại bọ xít cũng thường xuất hiện trên cây bưởi, nhưng đa phần là bọ xít xanh, chúng thường dùng những chiếc vòi sắc nhọn của mình để hút nhựa của các quả bưởi. Dấu hiệu nhận biết quả đang bị bọ xít hút chính là trên mỗi quả bưởi có xuất hiện những chấm nhỏ có màu nâu. Những con bọ xít này thường hút khi quả bưởi còn đang non, dẫn dến quả bị bọ xít hút sẽ nhanh bị rụng khi còn quá nhỏ.

Cách phòng trừ loại bọ xít này như thế nào?

Nếu phát hiện sớm khi bọ xít còn đang quá ít thì bạn sử dụng vợt hoặc đèn nhử mồi để bắt chúng. Nếu chúng quá nhiều và phát triển quá nhanh thì cần lập tức mua loại thuốc Bascide phun cho cây để diệt trừ.

4.Nhện đỏ

Đối với nhện thường có hai loại chính hại các loại cây có múi là nhện đỏ và nhện trắng. Với các loại cây bưởi nhện trắng có rất ít, có khi là không có. Nhện đỏ xuất hiện khá nhiều vào mùa xuân hại cây bưởi. Khi thấy lá bị héo đi, mặt lá bị bạc và bị cong. Bạn nên lật phía dưới của lá xem có thấy những con nhện màu đỏ không? Nếu thấy cần loại bỏ chúng ngay lập tức

Cách phòng trừ loại nhện đỏ này như thế nào?

Khi cây bưởi đã bị nhện đỏ hút nhựa thì chúng phát triển rất nhanh phương pháp duy nhất để không  mất nhiều thời gian và công sức chính là phun thuốc diệt trừ. Loại thuốc Comite 73EC 10 ml pha với 10 lít nước phun cho cây là hiệu quả nhất. Để phòng ngừa khi thấy cây ra các bộ phận mới, còn đang non như lá, quả bạn nên phun luôn cho cây để tránh loại nhện này hại cây.

5.Rệp

Rệp được phân chia thành 3 loại hay hại cây là rệp muội xanh, rệp sáp và rệp muội đen. Chúng thường phát triển nhanh và phủ kín muội bởi nước nhờn của những con rệp, rệp cũng thường nằm trên mặt lá non làm lá không thể quang hợp cũng như lá dễ bị xoắn.

Cách phòng trừ những loại rệp này như thế nào?

Phòng rệp bằng cách cắt tỉa, tạo tán để cây có nhiều ánh sáng chiếu vào sẽ giảm khả năng phát triển của rệp hơn. Đồng thời cắt tỉa lá thường xuyên rệp sẽ ít chỗ chú ngụ. Khi rệp xuất hiện cần phun thuốc Trebon 10 EC cho cây. Để phòng thù vụ sau khi cây ra lộc non là các bạn phải phun luôn.

6.Các bệnh thường hay hại cây

Các bệnh tôi thường gặp trong quá trình trồng bưởi đó là bệnh loét, bệnh sẹo, bệnh chảy gôm và chảy mủ gốc cây. Đối với bệnh loét trên cây bưởi thường có dấu hiệu là thấy những lốm đốm màu nâu xuất hiện nhiều trên quả cần phòng trừ bằng cách phun thuốc Boocdo 1%. Đối với bệnh sẹo thường có dấu hiện xuất hiện những nốt có màu nâu nổi lên trên lá và quả nhất là vào thời kì mưa nhiều cần loại bỏ bệnh sẹo bằng cách cắt bỏ chúng và phun Kocide53.8 DF cho cây. Đối với bệnh chảy gôm dấu hiệu nhận biết cây đang mắc bệnh này là rễ cây và gốc cây bị nứt và chảy mủ cần cạo sạch chúng và phun Aliette 800 WP có nồng độ 0,3% cho cây bưởi.

Trên đây là những bệnh tôi thường gặp nhiều nhất trong quá trình trồng và chăm sóc bưởi, nếu bạn phát hiện thêm loại bệnh nào vui lòng gửi tin cho tôi để tôi bổ sung thêm nhé! Hy vọng bạn có một vụ bưởi ngon và năng suất cao nhất! Thân ái!

 

CÁC TIN LIÊN QUAN